Page 247 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 247
CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT CÁCH QUYẾT LIỆT... 245
Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác, trung
thực, đánh giá mình cho thật khách quan. Tập trung kiểm điểm
trên các vấn đề trách nhiệm đối với công việc, đối với đơn vị;
phẩm chất cá nhân của mình về các mặt: nhận thức, tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với
quần chúng... Thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết
điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành
của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, “trị bệnh cứu
người”. Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không
thành khẩn, không tự giác, tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu
thì phải xử lý thích đáng.
Lâu nay chúng ta vẫn nói, tự phê bình và phê bình là quy
luật tồn tại và phát triển của Ðảng, là vũ khí sắc bén để xây
dựng Ðảng, để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Thực tế
cũng có không ít tập thể và cá nhân làm tốt việc này. Nhưng
nhìn chung, do chỉ đạo không tốt, do ý thức tự giác của một số
cán bộ, đảng viên không cao, cho nên kết quả còn hạn chế. Lần
này, theo tinh thần của Trung ương, chúng ta cần rút kinh
nghiệm, chuẩn bị thật chu đáo; chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ; tiến hành
nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu, chắc đến đó, đạt kết quả
cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình
thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí
biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve,
ca tụng lẫn nhau; cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để
“đấu đá”, “hạ bệ” nhau với những động cơ không trong sáng.
Nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình và vu
cáo người khác. Kinh nghiệm cho thấy, muốn tự phê bình và
phê bình có kết quả tốt, điều quan trọng là phải thật sự phát
huy dân chủ trong Ðảng, người đứng đầu phải gương mẫu và
phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê