Page 291 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 291

PHẢI CÓ QUYẾT TÂM LỚN, THỐNG NHẤT CAO...                        289


                           quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự

                           nghiệp công nghiệp hóa, hiện  đại hóa và hội nhập quốc tế. (3) Xác
                           định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền,
                           trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi
                           mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

                                Trong ba vấn đề trên, khi thảo luận có ý kiến hỏi vấn đề
                           nào là trọng tâm, là quan trọng nhất, cấp bách nhất? Có ý kiến
                           cho rằng, bây giờ vấn đề tư tưởng chính trị là quan trọng nhất,

                           vì nó liên quan đến sinh mệnh chính trị của Đảng, đến Cương
                           lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng - tức là vấn đề rất cốt tử. Ý kiến
                           khác lại nói vấn  đề  ấy là  ở trên Trung  ương,  ở tầm cao, tầm
                           chiến lược, chứ còn ở địa phương, ở cơ sở thì điều nhức nhối là

                           vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, vấn
                           đề này quần chúng dễ nhìn thấy. Quần chúng ở cơ sở không
                           mất lòng tin vào Đảng, vào đường lối, mà mất lòng tin vào con

                           người cán bộ cụ thể ở cơ sở, mất lòng tin qua một số hiện tượng
                           như tham nhũng, tiêu cực, suy thoái phẩm chất đạo đức, cho
                           nên phải coi vấn đề đạo đức, lối sống là vấn đề cấp bách nhất.
                           Lại có ý kiến cho rằng, bây giờ nguyên nhân của mọi nguyên

                           nhân vẫn là vấn đề cán bộ; con người là quyết định hết thảy.
                           Chúng ta nói mãi mà tổ chức cứ phình ra, bộ máy thì chồng
                           chéo, biên chế thì tăng lên, lương thì bất hợp lý cho nên phải gỡ

                           từ công tác tổ chức, cán bộ. Cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay
                           thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân xác  định
                           không rõ, nên nhiều vụ việc không xử lý được vì không ai chịu
                           trách nhiệm; có tình trạng  đùn  đẩy trách nhiệm cho nhau,
                           thành tích thì nhận của cá nhân, còn khuyết điểm thì đổ cho tập

                           thể; vì vậy vấn  đề phân  định rõ thẩm quyền và trách nhiệm
                           giữa tập thể và cá nhân là vấn đề cấp bách nhất. Mỗi ý kiến đều
                           có khía cạnh hợp lý, đều quan trọng và cấp bách cả, không thể
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296