Page 349 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 349

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN...                         347


                           gây nhiều bất lợi cho chúng tôi. Lương thực, hàng hóa nhu yếu
                           phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn,

                           khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Đó là một thực tế
                           ở Việt Nam trong thời kỳ trước đổi mới.
                                Nhờ thực hiện  đường lối  đổi mới, nền kinh tế bắt  đầu
                           phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong

                           suốt 25 năm qua với mức tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8% mỗi
                           năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp gần 11 lần; Việt
                           Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.

                           Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam
                           không chỉ  đã bảo  đảm  được an ninh lương thực mà còn trở
                           thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng
                           hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng

                           công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng
                           80% GDP. Xuất khẩu cũng tăng mạnh, đạt xấp xỉ 100 tỉ USD
                           năm 2011. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh,  đăng ký đạt gần

                           200 tỉ USD vào cuối năm 2011. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên
                           phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt
                           Nam hiện nay gồm khoảng 34% từ kinh tế nhà nước, 5% từ
                           kinh tế tập thể, 31% từ kinh tế hộ, 11% từ kinh tế tư nhân trong

                           nước và 19% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
                                Hiện dân số của Việt Nam là hơn 86 triệu người, gồm 54
                           dân tộc anh em, trong đó hơn 70% số dân sống ở nông thôn.

                           Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng
                           hoảng kinh tế - xã hội những năm 1980 và cải thiện đáng kể đời
                           sống của nhân dân. Tỷ lệ người nghèo trung bình mỗi năm
                           giảm từ 2 - 3% và cứ 10 năm giảm còn một nửa; giảm từ 75%

                           năm 1986 xuống còn 9,5% năm 2010. Đến nay, hầu hết các xã
                           nông thôn đều có đường ôtô đến trung tâm, có điện lưới quốc
                           gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại.
   344   345   346   347   348   349   350   351   352   353   354