Page 344 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 344
342 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Nó là một kiểu tổ
chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị
trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các
nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba
mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây
không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng
chưa phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (vì chúng tôi
còn đang trong thời kỳ quá độ).
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành
phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp
thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong
đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không
ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một trong
những động lực của nền kinh tế; kinh tế hỗn hợp, đa sở hữu,
nhất là các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển; kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Quan hệ phân phối bảo
đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ
phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định
hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định
hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là
phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với