Page 366 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 366
364 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
suất tốn bằng mấy tháng lương của một kỹ sư vừa hết thời hạn
thực tập. Nghe nói đó mới chỉ là những “bữa cơm hội nghị”
loại bình thường hoặc loại xoàng. Ở nhiều nơi còn có những
bữa tiệc sang hơn, thịnh soạn hơn; có những bữa chiêu đãi,
khách vừa ăn vừa nhậu thỏa thích, vừa được nghe nữ ca sĩ hát
rất “mùi”... Thậm chí có ông giám đốc ngân hàng ra Hà Nội
họp, nghỉ tại khách sạn cũng tổ chức chiêu đãi, có “ca sĩ” mà
ông luôn mang theo. Nếu ai bớt thời gian thử tính xem một
năm các địa phương, các đơn vị có bao nhiêu cuộc hội nghị, bao
nhiêu buổi liên hoan, bao nhiêu lần tiếp khách (khách đến,
khách đi, khách cấp trên, khách bạn hàng, khách kiểm tra,
thanh tra, khách tham quan trao đổi kinh nghiệm, khách ban thi
đua, khách nhà báo, khách trong nước và cả khách nước
ngoài...), tổng cộng cả nước có bao nhiêu khách sạn phục vụ
những cuộc tiệc tùng như thế, chắc sẽ không khỏi kinh ngạc,
giật mình bởi những con số chi phí quá to, quá nhức nhối.
Ðiều đáng nói là có những vị ăn ở, đi lại quá cầu kỳ, kiểu
cách và tốn kém. Ở thì rộng quá xa tiêu chuẩn, với nhiều căn hộ,
ở nhiều địa điểm khác nhau. Tiện nghi trang bị, mua sắm toàn
những thứ sang trọng, đắt tiền. Có vị xây xong nhà cho mình
lại xây luôn nhà cho con; hôm nay quét vôi màu này, ngày mai
không ưng lại cho quét thay màu khác. Nhiều người tiêu xài
quá đáng. Ðiện nhà nước họ cứ việc dùng, một tháng hết 4.000 -
5.000 số, cũng không cần để ý. Rồi còn con cái, anh em thân
thích. Họ mặc toàn đồ sang, dùng toàn thứ quý, ăn uống đủ thứ
ngon vật lạ. Của cải ấy, tiền bạc ấy ở đâu ra? Chắc chắn không
phải hoàn toàn do lao động chân chính của họ mang lại. Nhưng
dù từ nguồn nào thì tất cả những của cải, tiền bạc ấy, xét cho
cùng đều là mồ hôi, là nước mắt, thậm chí cả xương máu của