Page 465 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 465
TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN VÀ TOÀN QUÂN TA... 463
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tuy
nhiên, đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự
trở thành quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng nhất cho
phát triển; thậm chí còn không ít hạn chế, yếu kém, nhất là về
chất lượng giáo dục - đào tạo; công tác quản lý và cơ chế tạo
nguồn lực và động lực cho phát triển. Để có thể cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020,
nước ta đang đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh dựa nhiều hơn vào năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP) và kinh tế tri thức. Sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hóa trong thời đại toàn cầu hoá, phát triển
nhanh chóng của khoa học - công nghệ đòi hỏi và cũng tạo điều
kiện để nước ta đẩy mạnh toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao. Những kết quả, thành tựu đã đạt được về quy
mô, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có cũng cho
phép chúng ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới, cao hơn
về chất. Đó chính là lý do giải thích vì sao Đại hội XI của Đảng
đề ra chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo.
Trung ương yêu cầu phải đổi mới từ nhận thức tư duy,
mục tiêu đào tạo, hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào
tạo, nội dung và phương pháp dạy và học đến cơ chế vận hành,
cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ
sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới
toàn bộ hệ thống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục đại học, đào tạo nghề. Đây là những
vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến