Page 191 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 191
KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ... 189
đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Tới đây, trên cơ sở tổng kết
công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết
số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Tư pháp cần đi sâu
nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất việc bổ sung, phát triển nghị
quyết này, nhất là những vấn đề liên quan đến việc kế thừa,
phát triển, chọn lọc các nghề tư pháp như luật sư, công chứng,
đấu giá viên, quản tài viên, thừa phát lại, giám định tư pháp,
bảo đảm sự gắn kết giữa quản lý nhà nước với tự quản của các
tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong các lĩnh vực này.
Thứ ba, tăng cường chỉ đạo, thúc đẩy việc kiện toàn hệ
thống các tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ
máy cơ quan tư pháp; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng,
có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
công tác tư pháp. Vấn đề quan trọng là làm sao để có được đội
ngũ cán bộ tư pháp vững vàng về chính trị, tư tưởng; trong
sạch về phẩm chất đạo đức; tinh thông về chuyên môn, nghiệp
vụ, nhất là những người thường xuyên trực tiếp làm việc với
nhân dân, với doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ tư pháp tuy đã có
bước trưởng thành, đa số đáp ứng được yêu cầu công việc,
nhưng phải thừa nhận là trong điều kiện hội nhập, mở rộng
giao lưu quốc tế hiện nay thì đội ngũ của chúng ta còn bất cập.
Cần có thêm những chính sách đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt để
đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp theo các nguyên tắc đã được Hiến pháp năm 2013
khẳng định. Để làm được điều này, cần chú trọng tăng cường
phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đặc biệt, Bộ Tư
pháp cần phối hợp chặt chẽ, toàn diện hơn với Tòa án nhân dân
tối cao, từ việc đào tạo nguồn thẩm phán đến việc tuyển chọn
thẩm phán; chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam
đào tạo đội ngũ luật gia, luật sư giỏi, am hiểu pháp luật