Page 194 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 194
192 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 2 (2015 - 2017)
phức tạp. Vì vậy, hôm nay, tôi muốn trao đổi với quý vị và các
bạn một số ý kiến về Tầm nhìn phát triển quan hệ Việt Nam -
Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Thưa quý vị,
Như quý vị và các bạn đã biết, hai nước Việt Nam và Nhật
Bản vốn có quan hệ từ rất lâu trong lịch sử. Mặc dù cách xa
nhau hàng ngàn cây số, nhưng hai dân tộc đã đến với nhau từ
rất sớm, qua giao lưu văn hóa, qua thương mại và cả qua
những mối lương duyên đầy ý nghĩa. Tại Việt Nam hiện còn
lưu giữ nhiều di tích và dấu ấn lịch sử là biểu tượng đẹp của sự
giao lưu văn hóa và các mối quan hệ gắn bó từ lâu giữa hai
nước chúng ta. Lịch sử ghi lại rằng, ngay từ thế kỷ VIII, khi nhà
sư Phật Triết từ miền Trung Việt Nam sang Nhật Bản truyền
đạo và dạy nhạc Lâm Ấp, ông đã được người dân địa phương
chào đón tại chùa Đại An ở cố đô Nara của Nhật Bản. Năm
1604, chúa Nguyễn Hoàng đã nhận Hunamôtô Yabâygi, một
thương gia và là phái viên ngoại giao đầu tiên của chính
quyền Mạc phủ Êđô tới Đàng Trong, làm con nuôi. Đến năm
1622, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả công chúa Ngọc Hoa cho
thương nhân Nhật Araki Xôtarô, người sau này được phong làm
Hoàng thân và mang tên Việt là Nguyễn Đại Lượng.
Vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, đô thị cổ Hội An ở miền
Trung Việt Nam, một trong những thương cảng sầm uất của
Đông Nam Á lúc bấy giờ, đã từng có rất nhiều thương nhân
Nhật Bản đến buôn bán, sinh sống và xây dựng nhiều công
trình văn hóa, kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa
Nhật Bản. Đến đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước do các
chí sĩ cách mạng Việt Nam khởi xướng (như “Đông du” của
Phan Bội Châu và “Duy tân” của Phan Chu Trinh) không chỉ là
những dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng