Page 42 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 42
40 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 2 (2015 - 2017)
Ðây là những bộ luật phản ánh rõ nét bản chất dân chủ của nền
tư pháp nước ta, là cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng,
chống tội phạm; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân. Việc xây dựng các dự án luật này chính là
nhằm thực hiện sự chỉ đạo của Ðảng về cải cách đồng bộ pháp
luật trong lĩnh vực tư pháp, là điều kiện bảo đảm cho Hiến pháp
nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Hai là, tập trung thực hiện tốt chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân
có chức năng hiến định là thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp. Thực hiện chức năng này đòi hỏi phải chú
trọng cả hai mặt: Không làm oan người vô tội và không bỏ lọt
tội phạm. Trong quá trình hoạt động, phải đề cao và tuân thủ
các nguyên tắc tư pháp dân chủ, pháp quyền đã được Hiến
pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các cơ quan tố
tụng có căn cứ và đúng pháp luật. Ðối với chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp, viện kiểm sát các cấp phải đề cao trách
nhiệm, tiến hành kiểm sát một cách chủ động và chặt chẽ theo
đúng pháp luật. Thông qua công tác kiểm sát, phải thẳng thắn
chỉ ra và loại trừ vi phạm pháp luật.
Nhiệm vụ của ngành Kiểm sát không chỉ là phát hiện cái
sai, cái vi phạm, mà quan trọng hơn, là phải phát hiện cho được
những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm đó. Thông qua
mỗi vụ án cụ thể, cần làm rõ trách nhiệm của công tác quản lý,
những kẽ hở của cơ chế, chính sách hay sự lạc hậu của pháp
luật để chủ động tham mưu cho Ðảng, Quốc hội, kiến nghị với
Chính phủ và các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp phòng
ngừa, khắc phục hữu hiệu. Ðó chính là trách nhiệm chính trị
của ngành Kiểm sát trước Ðảng, trước nhân dân.