Page 43 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 43
NGÀNH KIỂM SÁT VÀ MỖI CÁN BỘ KIỂM SÁT... 41
Ba là, đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng. Vừa qua, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng, song
tham nhũng vẫn đang là thách thức, là vấn đề bức xúc của xã
hội; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt
được kết quả như mong muốn. Với vị trí, trách nhiệm quan
trọng của một cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng, viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ
quan có liên quan để chủ động trong nắm thông tin về tội phạm
tham nhũng, nhất là những vụ án tham nhũng lớn, có tổ chức;
đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, mở rộng điều
tra cả hành vi và đối tượng tham nhũng. Ðể chống tham nhũng
hiệu quả, trước hết nội bộ của ngành phải thực sự trong sạch,
vững mạnh. Ban cán sự đảng, lãnh đạo viện kiểm sát các cấp
phải thường xuyên chăm lo, giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức; trình độ các mặt, nhất là nắm vững luật
pháp; duy trì kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh trong đội ngũ cán
bộ của ngành, đặc biệt là các đơn vị được giao nhiệm vụ
chuyên trách xử lý án tham nhũng. Cán bộ, kiểm sát viên làm
công tác này phải luôn giữ cho mình thật sự trong sạch, thật sự
liêm chính, phải là người có bản lĩnh, dũng khí, kiên quyết đấu
tranh bảo vệ cái đúng, không khoan nhượng với tham nhũng.
Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà “tay đã nhúng
chàm” thì không thể chống được tham nhũng.
Vừa qua, Quốc hội quyết định giao cho Cơ quan điều tra
của ngành Kiểm sát nhân dân chuyên trách điều tra tội phạm
tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp. Ðây là một nhiệm vụ quan
trọng và cũng là thách thức rất lớn đối với ngành Kiểm sát, bởi
lẽ người phạm tội trong lĩnh vực này thường đã từng là cán bộ
tư pháp, được đào tạo bài bản về pháp luật nên rất biết cách