Page 27 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 27
Phần thứ nhất: ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI... 25
ý kiến còn khác nhau cho nên phải tiến hành một cách thận
trọng, từng bước vững chắc và đặt trong tổng thể việc đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của cả hệ thống
chính trị.
Trên cơ sở Tờ trình của Bộ Chính trị, Trung ương đã thảo
luận, phân tích kỹ những mặt ưu điểm, nhược điểm, tính khả
thi và sự phù hợp của mỗi phương án và đã quyết định chọn
phương án “Tất cả các đơn vị hành chính quy định tại khoản 1,
Ðiều 110 Hiến pháp năm 2013 đều tổ chức cấp chính
quyền địa phương (gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân)”. Ưu điểm nổi bật của phương án này là: bảo đảm sự
phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và không làm xáo trộn mô
hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay; thể hiện sự
thống nhất giữa việc phân chia địa giới hành chính với việc
thiết lập tổ chức chính quyền địa phương cùng với các tổ chức
đảng, đoàn thể chính trị, xã hội...; đáp ứng được yêu cầu phải có
sự giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân
cùng cấp; bảo đảm thực hiện được nguyên tắc cơ quan quản lý
nhà nước ở địa phương phải chịu sự giám sát của cơ quan do
nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra; việc tổ chức cấp chính
quyền gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở đơn vị
hành chính cấp cơ sở thể hiện sự gần dân, sát dân của chính
quyền và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Việc phân biệt chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn,
đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được thể
hiện trong các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ở từng loại đơn vị hành chính cho phù hợp với đặc điểm và
yêu cầu quản lý khác nhau giữa đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó, chính quyền nông thôn