Page 779 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 779
Lênin để quy tụ, tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của các lực
lượng yêu nước với thế trận chiến tranh nhân dân để giành thắng lợi trong cuộc
đấu tranh giành độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ năm, Hồ Chí Minh kế thừa sáng tạo những nguyên lý cơ bản của lý
luận Mác-Lênin vào việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi cách mạng vô sản
thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Trên nền
tảng đó, Hồ Chí Minh đã phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về
nhà nước kiểu mới: Tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, một Nhà nước
của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra; đoàn thể
từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên, được tổ chức và hoạt động trong
khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân.
Thứ sáu, Hồ Chí Minh lấy quan điểm Mác-Lênin làm nền tảng để phát
triển tư duy, lý luận về văn hóa, đạo đức và quan hệ quốc tế trong quá trình
tiến hành cách mạng tại Việt Nam. Người chủ trương xây dựng nền văn hoá
mới xã hội chủ nghĩa có tính dân tộc với ba mặt thống nhất: củng cố, phát huy
những giá trị văn hoá truyền thống; khắc phục những thiếu hụt của văn hoá
truyền thống và sáng tạo ra những giá trị của nền văn hoá tương lai. Về đạo
đức, Người đề cao con người với phẩm chất tốt đẹp: Trung với nước, hiếu với
dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần
quốc tế trong sáng và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân đều ra sức
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa. Người cũng đặc biệt coi trọng vấn đề đoàn kết quốc tế để tranh thủ
nguồn lực bên ngoài; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để hoàn
thành sự nghiệp cách mạng nước nhà, đóng góp cho phong trào cách mạng thế
giới. Người khẳng định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt mọi
quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng
sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau,
không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và chung sống hòa
1
bình” . Đây là thông điệp về hòa bình, hợp tác, hữu nghị, tôn trọng các quyền
dân tộc cơ bản của nhau của nhân dân Việt Nam, thể hiện tư duy lý luận cách
mạng và nhân văn của Hồ Chí Minh.
Những luận điểm sáng tạo về mặt tư duy lý luận của Hồ Chí Minh cho thấy
sự nỗ lực tìm tòi, khám phá không ngừng, bằng kinh nghiệm, trí tuệ, bằng sự kết
hợp hài hòa giữa thực tiễn công tác nghiên cứu lý luận phải song hành cùng với
phát triển chính nó. Thực tiễn biến đổi không ngừng, chân lý của ngày hôm qua
không thể áp dụng cho hôm nay, vì vậy, lý luận phải không ngừng vận động và
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 12.
777