Page 781 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 781

nghiên cứu, phát triển lý luận, thấm nhuần quan điểm thực tiễn, lịch sử - cụ thể
                      để làm rõ hơn lý luận về mô hình chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Với quyết tâm
                      khắc phục cách nghĩ, cách làm giản đơn, giáo điều, duy ý chí, xóa bỏ cơ chế tập

                      trung, bao cấp để đi đến tôn trọng quy luật khách quan, xác định mô hình chủ
                      nghĩa xã hội ở nước ta với 8 đặc trưng cơ bản, trong đó nhấn mạnh nền kinh tế
                      phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ
                      phù hợp, nhằm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng được về cơ bản nền tảng
                      kinh tế của chủ nghĩa xã hội và kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn
                      hóa phù hợp.
                            Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành
                      trong thời kỳ Đổi mới và được Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Đó là
                      nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có nhiều hình thức sở hữu,
                      nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển, cạnh tranh bình đẳng, hợp tác
                      cùng phát triển, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là
                      một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đó là nền kinh tế vận hành đầy đủ,

                      đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng
                      xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nhận thức
                      lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự phát triển
                      đầy sáng tạo, một thành tựu lý luận có ý nghĩa to lớn làm thay đổi diện mạo của
                      nền kinh tế nước ta.
                            Đảng cũng đã vận dụng, phát triển vào xây dựng, củng cố liên minh giai
                      cấp và  đại đoàn kết toàn  dân  tộc, phát  huy  sức  mạnh  của nhân  dân trong sự
                      nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
                      Đảng (năm 2001) chỉ rõ: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết
                      toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng

                      lãnh đạo. Trên tinh thần đó, các Đại hội sau này của Đảng đều tiếp tục khẳng
                      định vai trò, tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội
                      ngũ trí thức đối với việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đối với sự
                      nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có bổ sung những quan điểm,
                      định hướng và giải pháp mới phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh quốc tế.
                            Lý luận về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng ta ngày càng đầy
                      đủ và toàn diện. Với quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
                      giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
                      dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
                      lao động và của dân tộc; Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
                      Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ
                      làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Dân chủ phải được thực thi một cách toàn diện,

                      đầy đủ trong thực tế cuộc sống; gắn với kỷ luật, kỷ cương xã hội và phải được
                      thể chế hóa và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm bảo
                      đảm các quyền con người, cho cuộc sống hạnh phúc và sự phát triển tự do của


                                                               779
   776   777   778   779   780   781   782   783   784   785   786