Page 847 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 847

Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là: Năm 2018: 484.418 lượt
                      khách, trong đó, khách trong nước: 472.814 lượt, khách nước ngoài: 11.604 lượt;
                      Năm 2019: 370.360 lượt khách, trong đó, khách trong nước: 361.598 lượt, khách

                      nước ngoài: 8.762 lượt; Năm 2020: 137.639 lượt khách, trong đó: khách trong
                      nước: 124.899 lượt, khách nước ngoài: 1.680 lượt. Số lượng khách tham quan
                      trong nước chiếm 97% tổng số lượt khách tham quan Bảo tàng, trong đó học sinh
                      chiếm 41%, sinh viên chiếm 31%, các thành phần khác chiếm 28%. Có thể thấy
                      học sinh, sinh viên là những đối tượng có nhu cầu học tập và tham quan thực tế
                      tại bảo tàng do nhà trường tổ chức theo chương trình giảng dạy bộ môn Lịch sử
                      Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
                            Đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
                      Hoa Sen, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
                      học Tôn Đức Thắng, Trường Sĩ quan Lục quân II… Bảo tàng Hồ Chí Minh -
                      Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ quen thuộc của thầy, cô và các em
                      sinh viên. Tính đến nay, cuộc hành trình đến Bảo tàng của sinh viên trường Đại

                      học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã được 20 năm. Học viên Trường Sĩ quan
                      Lục quân II là 18 năm. Sau nhiều năm đưa sinh viên tham quan thực tế tại Bảo
                      tàng, Tiến sĩ Lê Xuân Nam - giảng viên Trường Đại học Kinh tế đã nhận xét
                      như sau: “Tham quan Bảo tàng là một hình thức giáo dục thiết thực và bổ ích,
                      làm cho sinh viên thay đổi cách nhìn, cách hiểu, cách sống với quá khứ. Đồng
                      thời tạo ra sự biến đổi lớn góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Qua đó,
                      giúp cho thế hệ trẻ có ý thức bảo tồn các di sản văn hóa”; Thạc sĩ Nguyễn Văn
                      Phương - giảng viên trẻ Trường Sĩ quan Lục quân II, dù chỉ được “giao nhiệm
                      vụ” đưa học viên đi thực tế Bảo tàng khoảng 5 năm gần đây cũng có những đánh
                      giá: “Sự kết hợp giảng dạy lý thuyết và tham quan học tập thực tế đã đem lại

                      niềm say mê, hứng thú cho các học viên, sinh viên, giúp họ tiếp nhận thông tin
                      một cách tự nhiên. Điều đó giúp bổ trợ tích cực cho việc giảng dạy lý thuyết trên
                      giảng đường đối với môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến tham quan Bảo tàng, học
                      viên sẽ được trực tiếp cảm nhận bằng các giác quan, lấy việc quan sát tài liệu,
                      hiện vật là cơ sở với đặc điểm nổi bật là tính trực quan sinh động. Cùng với việc
                      quan sát trực tiếp các tài liệu, hiện vật, các học viên được hướng dẫn viên giảng
                      giải và cung cấp những thông tin rõ ràng, giải mã những ẩn số trong các tài liệu
                      hiện vật để họ lĩnh hội một cách tích cực, đầy đủ và chính xác giá trị của tài liệu,
                      hiện vật đó.
                            Thời  gian  tham  quan  tuy  ngắn  nhưng  có  ý  nghĩa  giáo  dục  sâu  sắc  về
                      truyền thống uống nước nhớ nguồn, cũng là dịp để các học viên hiểu biết thêm
                      về những giá trị di sản văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho thế hệ mai

                      sau. Qua thu thập ý kiến phản hồi từ các học viên, tất cả đều đánh giá cao và
                      mong muốn tiếp tục duy trì mô hình gắn kết giữa nhà trường và Bảo tàng Hồ
                      Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”.


                                                               845
   842   843   844   845   846   847   848   849   850   851   852