Page 852 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 852
Dù chưa một lần được gặp Bác, nhưng tình cảm của quân và dân đồng bằng
sông Cửu Long luôn hướng về Người, tin theo Người như một chân lý vĩnh
hằng, là nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ để quân và dân nơi đây chiến đấu kiên
cường, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bởi mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi
người dân đồng bằng sông Cửu Long luôn tâm niệm: “Nghe theo Bác Hồ là
thắng”, nên các đơn vị vũ trang trước giờ xuất quân đều tuyên thệ trước ảnh Bác
Hồ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, hình ảnh Bác luôn là ngọn đuốc soi
đường, là kim chỉ nam cho mọi hành động của các đơn vị. Chính niềm tin đó, đã
giúp quân dân đồng bằng sông Cửu Long “Quân dân đoàn kết, kiên cường, bám
trụ, tự lực, tự cường, anh dũng chiến đấu” và lập nên những chiến công vang dội,
đi vào lịch sử như: trận Giồng Dứa - Mỹ Tho, Cầu Kè - Trà Vinh, Tầm Vu - Cần
Thơ, Mương Điều - Cà Mau… góp phần cùng quân dân cả nước làm nên chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 chấn động địa cầu.
Hình ảnh Bác Hồ đã khắc sâu vào tâm trí của quân và dân đồng bằng sông
Cửu Long, là hành trang trên mỗi bước hành quân. Trong mỗi chiến công đều có
hình ảnh Bác soi đường chỉ lối, giục giã quân dân vững bước tiến lên như trong
câu ca dao:
“Con ra thưa với cụ Hồ
Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao”
Một lòng tin theo Đảng, theo Bác, quân và dân đồng bằng sông Cửu Long
quyết tâm chiến thắng mọi kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để
đón Bác vào thăm. Ý nguyện thiêng liêng đó chưa thành hiện thực thì quân dân
đồng bằng sông Cửu Long được tin Bác đã về cõi vĩnh hằng. Mất mát, đau
thương không gì bù đắp được, mặc dù sống trong ấp chiến lược, bốn bề đồn bốt
địch bao vây nhưng quân dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn cất giấu hình ảnh
Bác. Tuy không công khai làm lễ truy điệu Bác, nhưng nhiều nhà dân lại xuất
hiện những bát hương trên bàn thờ, vẫn bí mật giữ băng tang trong người để thể
hiện tình cảm và lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn ở
vùng giải phóng, nhân dân đã lập bàn thờ Bác Hồ trước bàn thờ gia tiên.
Trong niềm tiếc thương vô hạn đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc,
quân dân đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng đồng loạt hệ thống đền thờ
Bác Hồ ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tưởng niệm Bác. Đền thờ
Bác Hồ có nguồn gốc từ tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên và những
người có công với dân, với nước. Đối với người dân ở đồng bằng sông Cửu
Long, sau khi lập làng sẽ lập đình - đình thờ thần hoàng bổn cảnh, thờ những
người có công khai khẩn đất đai lập làng, lập ấp có công bảo vệ bờ cõi, biên
cương như: Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Trung Trực… ngoài
ra, nhân dân còn lập đền thờ, miếu thờ những tướng lĩnh, danh nhân đỗ đạt, thờ
thần linh. Điều đó thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống lâu đời
của người dân Việt Nam. Các đền thờ nói chung và đền thờ Bác Hồ nói riêng
850