Page 853 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 853

thường được xây dựng ở những vị trí bí mật, được che chắn bởi rừng cây, rừng
                      lá. Đền thờ Bác Hồ ở đồng bằng sông Cửu Long có điểm đặc biệt hơn, đó là các
                      đền thờ Bác Hồ được được xây dựng và bảo vệ bằng cả tấm lòng và xương máu

                      của triệu triệu đồng bào. Bởi để qua được mắt kẻ thù, bảo vệ an toàn đền thờ
                      Bác - trái tim của lòng dân - cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đồng bằng sông Cửu
                      Long đã phải chiến đấu trực diện với bom đạn của Mỹ - Ngụy. Chúng ra sức bắn
                      phá để san bằng các đền thờ Bác Hồ, vì đó là niềm tin, là tấm lòng, là biểu tượng
                      của ý chí, khối đoàn kết toàn dân. Nhưng chúng càng bắn phá, nhân dân càng
                      đầu tư xây dựng lại kiên cố hơn, rộng rãi hơn, càng làm tăng thêm ý chí chiến
                      đấu, tinh thần quật khởi của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long.
                            Trong  các  tỉnh,  thành  phố  ở  đồng  bằng  sông  Cửu  Long,  Cà  Mau  là  địa
                      phương xây dựng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhất, ngay khi Người vừa
                      về cõi vĩnh hằng. Ngày 4/9/1969, các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ấp Hậu Nà
                      Chim, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau vừa khóc thương Bác, vừa
                      bàn kế hoạch lập đền thờ Bác. Chỉ hơn một tuần sau, đền thờ Bác Hồ đã được

                      khánh thành tại Ngã Quát, xã Hàm Rồng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau và sau
                      lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đền thờ Bác Hồ ở các địa phương khác
                      trong  tỉnh  Cà  Mau  như:  xã  An  Thạnh  Đông,  huyện  Cù  Lao  Dung,  tỉnh  Sóc
                      Trăng; Xã Long Đức, tỉnh Trà Vinh; Xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc
                      Liêu; Xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang… cũng được khởi công
                      xây dựng và hoàn thành trong năm 1969. Tùy vào điều kiện của địa phương mà
                      xây dựng đền thờ lớn hay nhỏ, bằng bê tông kiên cố hay cây lá theo kiểu chữ
                      đinh, hoặc mái bắt vần, nhưng điểm chung nhất là địa phương nào cũng quyết
                      tâm hoàn thành sớm đền thờ Bác Hồ của địa phương mình, vì đó là những công
                      trình của trái tim, là tình cảm của nhân dân đối với Bác... Trong quá trình xây

                      dựng đền thờ Bác Hồ, nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vừa xây
                      dựng, vừa phải chiến đấu. Nhiều đồng bào, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu với
                      bọn Mỹ - Ngụy để bảo vệ đền thờ Bác, như bảo vệ lòng dân đối với Đảng, với
                      Bác Hồ. Có đền thờ Bác Hồ vừa được xây dựng xong, bị bom, pháo địch bắn
                      cháy, san bằng, song chỉ vài ngày sau nhân dân đã huy động vật tư, cây lá và
                      chung tay xây dựng lại đền thờ mới. Ảnh Bác Hồ ở đền thờ được vẽ từ ảnh mẫu
                      của Người trên đồng tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên mỗi lần địch bắn phá,
                      đốt đền thì ảnh Bác được cất giấu kỹ, nếu không may bị đốt thì họa sĩ sẽ vẽ lại…
                      Ngoài đền thờ của các địa phương, nhiều nơi như nhà tù Côn Đảo (Phú Quốc),
                      các  chùa  Sắc  Tứ  Quan  Cổ  tự  (Cà  Mau),  chùa  Sùng  Hưng  (Phú  Quốc),  chùa
                      Khánh Quang (Cần Thơ), chùa Đất Sét (Sóc Trăng)… đều lập bàn thờ Bác và
                      hương khói hàng ngày như thờ một vị Phật. Không chỉ các gia đình người Kinh

                      mà cả người Hoa, người Khmer, người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long đều
                      lập bàn thờ Bác ngay tại gia đình trong những ngày quốc tang và duy trì thờ
                      cúng đến tận ngày nay.


                                                               851
   848   849   850   851   852   853   854   855   856   857   858