Page 854 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 854
Ngày nay, một số đền thờ vẫn giữ được nguyên trạng như xưa và trưng bày
bổ sung một số hình ảnh, hiện vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tấm
lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác; Những câu chuyện, hồi ức về tấm
gương các anh hùng liệt sĩ hy sinh khi tham gia xây dựng, bảo vệ đền; Những
công cụ, đồ dùng liên quan đến quá trình xây dựng đền; Những dấu tích bắn phá
của kẻ thù… như một “huyền thoại” về giá trị vĩnh hằng của hệ thống đền thờ
Bác Hồ “được xây dựng, vun đắp và bảo vệ bằng trái tim”, góp phần tuyên
truyền giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc cho các thế hệ.
Ở đồng bằng sông Cửu Long hiện có 34 đền thờ, phủ thờ Bác Hồ nằm ở 7
tỉnh, thành phố (trong đó có 9 đền thờ được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh,
cấp quốc gia). Mỗi đền thờ được xây dựng đều gắn với một huyền thoại, một
câu chuyện cảm động, thể hiện ý chí kiên trung, bất khuất, một lòng theo Đảng,
theo Bác của quân dân đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, các đền thờ, phủ
thờ Bác Hồ đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương, được quản lý,
tôn tạo thường xuyên, trở thành nơi cúng giỗ, lễ hội vào dịp sinh nhật Bác (19/5),
hay vào ngày Bác mất (21/7 âm lịch). Vào những ngày này hàng năm, cấp ủy,
chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức lễ cúng giỗ Bác tại đền thờ theo
truyền thống rất trang nghiêm, có nhạc lễ, múa lân hoặc lồng ghép với các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, tổ chức trò chơi dân gian, hội thi, dâng hương, báo
công… vật phẩm dâng cúng là những cây trái đặc sản của địa phương, những
loại bánh dân gian như: bánh ít, bánh tét, bánh bò, xôi. Trong những ngày này,
thường thu hút rất đông nhân dân đến tham dự lễ viếng và dâng hương. Đặc biệt,
đền thờ Bác Hồ được xây dựng từ tấm lòng, ước nguyện của nhân dân, nên sinh
hoạt văn hóa ở đền thờ cũng mang nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, phù
hợp với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ở một số đền thờ Bác Hồ, các cô dâu chú
rể còn tự nguyện đến dâng hương trong ngày cưới như một lời tri ân đối với
Người và hứa hẹn xây dựng hạnh phúc lâu bền. Đền thờ Bác Hồ còn là nơi sinh
hoạt, giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên, là nơi tưởng niệm báo
công dâng Bác của cấp ủy, chính quyền địa phương và là địa điểm tham quan,
du lịch của khách thập phương.
Sự hiện diện của các đền thờ Bác Hồ đã minh chứng sức ảnh hưởng vô
cùng to lớn của Người trong đời sống văn hóa cộng đồng, cư dân vùng đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Đền thờ, phủ thờ Bác đã
trở thành di sản văn hóa tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Có dịp đến
thăm đền thờ Bác Hồ ở bất cứ địa phương nào vùng đồng bằng sông Cửu Long,
chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, hiện vật đơn sơ được giữ gìn cẩn
thận, được trưng bày trang trọng và những câu chuyện người thật, việc thật của
đồng bào, chiến sĩ đối với Bác kính yêu, dù chưa một lần được gặp Bác.
852