Page 895 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 895

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC,

                                 PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM



                                                               TS. ĐẶNG VĂN THÁI
                                                      Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


                            Năm 1858, thực dân Pháp  nổ súng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt
                      Nam. Trước nguy cơ mất nước, nhân dân Việt Nam đã đứng lên anh dũng kháng
                      chiến không ngừng chống quân xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc. Triều đình

                      nhà Nguyễn đã tổ chức kháng chiến chống xâm lược, nhưng vì lợi ích giai cấp
                      nên đã từng bước nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng là đầu hàng quân xâm lược.
                                                                1
                      Bằng việc ký Hiệp ước Patơnốt (1884) , triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu
                      hàng thực dân Pháp. Từ đây, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã mất
                      hẳn chủ quyền  thống nhất và trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, phụ
                      thuộc vào nước Pháp.
                            Sau khi căn bản hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự, từ năm 1897 thực
                      dân Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam. Về chính trị,
                      thực  dân  Pháp  thành  lập  Liên  bang  Đông  Dương  đứng  đầu  là  một  viên  toàn

                      quyền người Pháp. Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau
                                                                                          2
                      gồm: xứ nhượng địa Nam kỳ và hai xứ bảo hộ Trung kỳ, Bắc kỳ . Bộ máy chính
                      quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối. Chúng xây
                      dựng hệ thống pháp luật hà khắc gồm cảnh sát và nhà tù ở khắp nơi. Về kinh tế,
                      thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng cây công
                      nghiệp; tăng cường khai thác mỏ và đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ; phát
                      triển hệ thống giao thông vận tải, độc chiếm thị trường Việt Nam. Biến nền kinh
                      tế phong kiến trở thành nền kinh tế tư bản thuộc địa, nửa phong kiến. Về văn
                      hóa - giáo dục, thực dân Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục phong kiến, đồng thời
                      __________
                            1. Triều đình Huế ngày càng suy yếu, luôn có tư tưởng đầu hàng, thực dân Pháp đã tận dụng tốt
                      thời  cơ  buộc  triều đình  Huế  đi  tới  ký  kết  Hiệp  ước  Hácmăng  (25/8/1883)  và  sau  đó  là  Hiệp  ước
                      Patơnốt (6/6/1884), đặt Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Nội dung hiệp ước Patơnốt được
                      dựa trên những nội dung của Hiệp ước Hácmăng, nhưng chỉ sửa đổi một số điểm để mua chuộc vua
                      quan nhà Nguyễn bù nhìn và xoa dịu dư luận.
                            2. Trên danh nghĩa pháp lý, Trung kỳ và Bắc kỳ được người Pháp xem là đất mà họ bảo hộ một
                      triều đình “độc lập” của Việt Nam.


                                                               893
   890   891   892   893   894   895   896   897   898   899   900