Page 174 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 174

172
                                            NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
                              4- CÁCH LÀM: Chia làm mấy bước:
                              - Trước tiên, phải đánh thông tư tưởng. Tức là làm cho mọi
                           người hiểu rõ mục đích và lợi ích của cuộc kiểm thảo, làm cho
                           mọi người hăng hái tham gia, để tránh tình trạng tiêu cực, lo
                           ngại, rụt rè.
                              -  Nghiên  cứu  các  tài  liệu:  Nghiên  cứu  những  tài  liệu  về  lý

                           luận, để giúp mọi người hiểu thấu sự ích lợi và cần thiết của
                           kiểm thảo; và những tài liệu về chính sách của Đảng và Chính
                           phủ, để lấy đó làm căn cứ mà kiểm thảo công việc của mỗi đơn
                           vị, mỗi người. Tài liệu không nên quá nhiều.
                              -  Kiểm  thảo  công  việc:  Khi  tư  tưởng  thông  rồi,  tài  liệu  đã

                           nghiên cứu kỹ, lúc đó mới kiểm thảo công việc, thật thà tự phê
                           bình và phê bình. Không nên vội vàng, sơ suất, phóng đại. Cần
                           phải gắn chặt công việc với tư tưởng và lề lối làm việc, vì mỗi
                           công việc thành hay bại đều do tư tưởng và lề lối làm việc đúng
                           hay sai.
                              - Kiểm thảo phải khởi đầu từ cấp trên, dần dần đến cấp dưới.
                           Cán bộ cấp trên phải làm gương mẫu thật thà tự phê bình, phải

                           hoan nghênh và khuyến khích mọi người phê bình mình, tức là
                           phải thực hiện dân chủ rộng rãi. Từ trên xuống, rồi từ dưới lên.
                              - Cán bộ cấp trên phải trực tiếp lãnh đạo từ lúc chuẩn bị cho
                           đến lúc kết thúc cuộc kiểm thảo. Trong kiểm thảo, phải nêu rõ
                           ưu điểm và khuyết điểm, làm cho việc phải việc trái rõ ràng,

                           làm cho mọi người hiểu rõ và vui lòng thừa nhận.
                              Ưu điểm thì phải khen, để mọi người bắt chước và phát
                           triển. Khuyết điểm thì phải tùy nặng nhẹ mà xử trí cho đúng
                           mực, để mọi người biết mà tránh. (Mục đích của kiểm thảo là
                           giáo dục, cải tạo, nhưng không phải tuyệt đối không hề dùng
                           kỷ luật). Những vấn đề đã đặt ra, cần tìm cách giải quyết cho
                           đúng. Trong kiểm thảo, phải làm cho mọi người tự động, tự
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179