Page 95 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 95

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                      Bốn là, ký ban hành Sắc lệnh số 17, số 19 và số 20 ngày 8/9/1945 về
                  thành lập Ban bình dân học vụ, thiết lập lớp học bình dân cho nông dân thợ

                  thuyền và bắt buộc học chữ Quốc ngữ.
                      Bên cạnh việc đối phó với “giặc đói”, Chính phủ còn phải quyết liệt đấu
                  tranh với “giặc dốt”. Ngay trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ

                  vào ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sáu việc cấp bách, trong đó,
                  việc chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói. Người nói: “Một dân tộc
                  dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn
                  mù chữ” . Để chăm lo cho hạnh phúc lâu dài của nhân dân thì nhất thiết
                            1
                  phải xóa nạn mù chữ. Thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng
                  Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Sắc lệnh số 17 ngày 8/9/1945.
                  Sắc lệnh số 17 làm bùng lên phong trào “bình dân học vụ” diễn ra rộng khắp

                  từ thành thị đến nông thôn; những lớp học chữ mọc lên khắp mọi nơi, người
                  biết chữ làm giáo viên không lương, người dân đi học để thoát cảnh không
                  thể viết tên mình.
                      Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp cũng ký ban hành Sắc lệnh số 19

                  ngày 8/9/1945 với nội dung gồm ba khoản, trong  đó, khoản II quy  định:
                  “Trong hạn sáu tháng, làng nào và đô thị nào cũng đã phải là một lớp học
                  dạy được ít nhất là ba mươi người”. Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp còn ký ban

                  hành Sắc lệnh số 20 về việc thiết lập những lớp học bình dân buổi tối cho
                  nông dân và thợ thuyền; trong đó quy định “bắt buộc học chữ quốc ngữ và
                  không phải mất tiền cho tất cả mọi người”.
                      Kết quả của phong trào bình dân học vụ vượt trên cả sự mong đợi. Theo
                  sách Việt Nam chống nạn thất học của Nhà xuất bản Giáo dục năm 1980,

                  chỉ trong một năm (8/1945 - 8/1946), phong trào bình dân học vụ đã xóa mù
                  chữ cho hơn 2,5 triệu người, phát triển được gần 96.000 giáo viên, mở được
                  gần 75.000 lớp học. Sau 5 năm (đến 30/6/1950), gần 12,2 triệu người biết

                  chữ. 10 tỉnh với 80 huyện, hơn 1.400 xã và 7.200 thôn được công nhận thanh
                  toán nạn mù chữ.
                      Có thể khẳng định rằng, Sắc lệnh số 17, Sắc lệnh số 19 và Sắc lệnh số 20
                  của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 8/9/1945 là những văn bản pháp

                  chế hành chính rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy
                  _______________

                      1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.7.

                                                                                                    93
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100