Page 165 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 165
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn vay lãi nặng... và nêu lên yêu sách của
dân cày Đông Dương trước Mặt trận nhân dân” .
1
Trong tác phẩm này, cùng với đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp
đã phân tích quá trình phân hóa diễn ra trong tầng lớp địa chủ phong kiến
lúc ấy; về tình hình một bộ phận không nhỏ tiểu và trung nông tham gia
phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay
sai; về những mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay
sai ngày càng gay gắt... Các ông đã đánh giá cao vai trò nông dân đối với cách
mạng và tiền đồ của đất nước: “... Dân cày thường chiếm số đông trong nhân
dân, dân cày là một lực lượng hậu bị khá mạnh của cách mạng, cho nên phàm
một cuộc cải tạo xã hội một cách lớn lao phải có dân cày tham gia mới có kết
quả”. Và “dân cày rất đáng cho ta mến phục: Khi nào họ được giác ngộ, có tổ
chức và có lãnh đạo thì họ có một sức mạnh quật cường to lớn. Lúc đó họ sẵn
sàng san phẳng những trở lực trên bước đường tiến thủ của họ và của dân tộc.
Song tất cả vấn đề là ở chỗ: Giác ngộ, tổ chức và lãnh đạo được dân cày”...
Thực tiễn lịch sử đất nước hơn 80 năm qua đã minh chứng cho những
luận điểm đã được hai ông nêu trong tác phẩm. Cho đến hôm nay, khi Đảng
ta tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến lên thực hiện mục tiêu trở thành nước
phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng đề ra, nhận định về giai cấp nông dân trong tác phẩm Vấn đề dân cày
vẫn còn nguyên giá trị.
Như vậy, tuổi thanh xuân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gắn bó mật
thiết với người nông dân Việt Nam, vui niềm vui của người nông dân, đau
nỗi đau của người nông dân dưới hai tầng áp bức, nô lệ. Nỗi đau đó đã được
người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi chuyển hóa thành hành động, mở đầu
hành trình tìm đến cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân.
Thứ hai, hình ảnh Đại tướng trong lòng người nông dân Việt Nam như một
người thân trong gia đình, nghiêm nghị nhưng gần gũi, nhân ái và lịch lãm.
Không chỉ tỏa sáng ở phẩm chất trí dũng song toàn, Đại tướng còn khẳng
định ở bậc cao hơn, đó là phẩm chất “nhân tướng”. Vị tướng lấy đạo nhân
nghĩa làm gốc, trên nền tảng của đường lối chiến tranh nhân dân và tư
tưởng nhân văn “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” của tiền nhân đã làm
rung động đến trái tim của hàng chục triệu nông dân Việt Nam. Họ là
_______________
1. Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t. 2.
163