Page 168 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 168

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem
                  lại cho đất nước ta” . Tại đây, Đại tướng đã đặt hàng cho các nhà khoa học
                                        1
                  nghiên cứu về điện thủy triều và nhiều nội dung mới khác. Bảy năm sau, tại
                  Hội nghị khoa học về biển lần thứ ba diễn ra ngày 8/6/1985, Đại tướng Võ
                  Nguyên Giáp tiếp tục phân tích những giá trị to lớn của Biển Đông về kinh

                  tế, quốc phòng, an ninh và thẳng thắn nhìn nhận chúng ta còn chưa chú
                  trọng phát triển kinh tế biển, thiếu tư duy tiến ra biển. Đại tướng chỉ đạo:
                  “Phải đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh... Việc
                  phân bố lực lượng sản xuất, phân bố lại lao động, phát triển kinh tế biển của

                  các ngành, các địa phương phải theo sự bố trí chiến lược thống nhất, nhằm
                  làm chủ cả về kinh tế và quốc phòng. Thế bố trí về mặt địa bàn vừa tạo điều
                  kiện khai thác toàn diện và tổng hợp các nguồn tài nguyên, vừa hình thành

                  một thế trận liên hoàn có chiều sâu, thuận lợi cho tác chiến” .  Đại tướng
                                                                                         2
                  nhấn mạnh cần xây dựng vùng biển vững mạnh về kinh tế, có đời sống văn
                  hóa và tinh thần tốt đẹp, phát triển đồng đều trên suốt dải ven biển. Có xây
                  dựng vùng biển giàu mạnh thì mới có thể giữ biển được vững chắc. Đặc biệt,

                  phải đẩy mạnh phát triển du lịch ven biển... Như vậy, với những nhận định
                  và định hướng mang tầm chiến lược từ rất sớm ấy, có thể nói Đại tướng Võ
                  Nguyên Giáp là người đầu tiên đề xuất về chiến lược biển toàn diện, mà sau

                  này, đến đầu thế kỷ XXI, chúng ta mới hiện thực hóa bằng các chủ trương,
                  cơ chế, chính sách cụ thể, chi tiết.
                      Thứ tư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã hiện thực hóa thành công
                  đường lối “chiến tranh nhân dân” trong thời đại Hồ Chí Minh với việc nhìn
                  thấy và huy  động  được sức mạnh từ mỗi người nông dân như một người

                  chiến sĩ trong cuộc chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
                      Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ tổ chức, rèn luyện và lãnh đạo một
                  đội quân từ những nông dân áo lính đến quân đội chính quy, mà còn rất tài

                  tình trong việc huy động từng người dân, trong đó phần lớn là người nông
                  dân tham gia vào đội quân cách mạng.
                      Điển hình là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), lực lượng dân công

                  hỏa tuyến với hơn 2 vạn người và xe thồ,  được ví như một “binh chủng”
                  _______________

                      1, 2. Xem Trần Thái Bình: Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ
                  Chí Minh, 2012.

                  166
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173