Page 167 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 167
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
đất nước sau những năm dài chiến tranh và chế độ quan liêu bao cấp đã để
lại những vấn đề không dễ giải quyết. Là nhà chính trị có tầm chiến lược,
Đại tướng nhận rõ những khó khăn thử thách mới đối với giai cấp nông dân
Việt Nam. Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban Khoa học Nhà nước, với uy tín và trí tuệ mẫn tiệp của mình, Đại tướng
đã quy tụ được sự quan tâm, ủng hộ và kính trọng của đội ngũ các nhà
khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà khoa học nông nghiệp. Vì
vậy, mỗi ý kiến chỉ đạo hay gợi ý của Đại tướng về khai thác kinh tế biển,
khai thác năng lượng thủy triều, đưa khoa học - kỹ thuật công nghệ vào
phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và nhiều
lĩnh vực khác..., vẫn mang tầm chiến lược, thậm chí có những ý tưởng sớm
hàng chục năm.
Người nông dân Hậu Giang và Cần Thơ vẫn còn nhớ, vào mùa hè năm 1977,
Đại tướng đến thăm Trường Đại học Cần Thơ và nóng lòng đi ngay ra ruộng
thí nghiệm để xem các giống lúa đang trồng thử nghiệm, xem cánh
đồng nhân giống lúa kháng rầy nâu IR36 để trồng ở các địa phương có diện
tích lúa đang bị rầy nâu tàn phá nặng nề. Đại tướng tỏ ra phấn khởi khi
thấy các giống lúa phát triển rất tốt trên đồng ruộng thí nghiệm và căn dặn
thầy, cô giáo và sinh viên Đại học Cần Thơ: Lịch sử thế giới cho thấy quốc
gia nào cũng thế, sau nhiều năm chiến tranh tàn phá thì nạn thiếu ăn luôn
xảy ra, nên các chuyên gia cây lương thực phải hết sức tham gia vào công
cuộc an ninh lương thực, riêng trường đại học có thêm thế mạnh là có nhiều
sinh viên, có thể huy động để tham gia phục vụ xã hội. Giáo sư, Tiến sĩ khoa
học, Anh hùng Lao động Võ Tòng Xuân - một chứng nhân của sự kiện đó kể
lại: Thực hiện lời của Đại tướng, vào vụ Đông - Xuân 1977-1978, thầy trò
Đại học Cần Thơ đã đóng cửa trường trong hai tháng, mang 2.000kg lúa
giống IR36 để cấy tại 2.000 điểm bị rầy nâu tàn phá. Từ 2.000 điểm đó, nông
dân chia nhau nhân nhanh giống, chỉ trong hai vụ lúa là đã chặn đứng “giặc
rầy nâu”.
Ngư dân Việt Nam không quên vào năm 1977, sau khi đi thăm các đảo
Côn Lôn, Thổ Chu, Cô Tô và hai tỉnh duyên hải miền Trung (Phú Yên và
Khánh Hòa), Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cương vị là Phó Thủ tướng
Chính phủ đã triệu tập hội nghị lần thứ nhất về biển tại Nha Trang. “Chúng
ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để
165