Page 219 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 219

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  trong những tình cảm yêu nước sâu sắc”. Chính từ những câu chuyện cảm
                  động đó đã gieo vào lòng Võ Nguyên Giáp những ấn tượng không bao giờ

                  phai mờ, góp phần nuôi dưỡng cho ý chí, sự nghiệp cách mạng sau này của
                  Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
                       Từ nhỏ Đại tướng đã được cha dạy cho chữ Nho, cụ Võ Quang Nghiêm

                  (thân sinh Đại tướng) đã dạy dỗ con cái rất cẩn trọng, cả trong sinh hoạt gia
                  đình lẫn trong việc học hành, theo nền nếp gia phong của đạo Nho. Tuy năm
                  tháng theo học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các
                  sách Thánh hiền đã trở thành nền tảng cơ bản, có ảnh hưởng sâu sắc trong

                  cả cuộc đời Võ Nguyên Giáp. Cả ba yếu tố làm nên thế giới quan Nho giáo là
                  cá nhân, gia đình và quê hương hòa quyện chặt chẽ với nhau, thấm nhuần
                  trong con người Võ Nguyên Giáp. Đó là tư chất thiên bẩm cộng với đức hiếu

                  học và khả năng tự đào tạo; là tính khiêm nhường và thái độ kính trọng tổ
                  tiên; là đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là bổn phận đối với gia đình, xã hội
                  và Tổ quốc... Một nhân cách lớn như Võ Nguyên Giáp, hẳn nhiên được hình
                  thành trên những cơ sở có tính nền tảng đó. Có thể nói, truyền thống quê

                  hương, “khí tiết anh hùng kết hợp với đạo nhân nghĩa của bên nội, bên ngoại
                  đã hun đúc nên con người và nhân cách của Võ Nguyên Giáp”.
                      Nhà nghèo nên ngay từ nhỏ Võ Nguyên Giáp đã vừa học, vừa phải lao

                  động cùng gia đình. Võ Nguyên Giáp thường theo cha đi thăm ruộng, cắt cỏ
                  chăn trâu, mò cua bắt cá và không ít lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả
                  nợ. Những hạt thóc lép, thóc mục khi đi vay, những hạt thóc mẩy phơi khô,
                  quạt sạch khi trả nợ đã để lại cho cậu những ấn tượng sâu sắc. Ngọn lửa yêu
                  nước, tình thương đồng bào bị đày đọa đã được nhen nhóm trong tâm hồn

                  tuổi trẻ của Võ Nguyên Giáp.
                      Sau khi học xong lớp 3, Võ Nguyên Giáp thi  đỗ vào Trường Quốc học
                  Huế. Tháng 4/1927, Trường Quốc học Huế nổ ra một cuộc bãi khóa rầm rộ

                  với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm
                  đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp
                  liền bàn với Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều) tiếp tục tổ chức bãi khóa để
                  phản đối việc đuổi học Nguyễn Chí Diểu của chính quyền thực dân. Cuộc bãi

                  khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế
                  và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi
                  học, phải trở về quê nhà.


                                                                                                   217
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224