Page 216 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 216
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
phương luôn phải gánh chịu những thử thách vô cùng khốc liệt của các cuộc
chiến tranh xâm lược nước ta. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, truyền
thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của con người Lệ Thủy cũng luôn
được phát huy cao độ, góp phần tô thắm thêm những truyền thống tốt đẹp
của quê hương, dân tộc. Đó cũng là những giá trị truyền thống nhân văn
được kế thừa và phát triển qua bao thế hệ, trong những biến cố thăng trầm
của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển của đất nước.
Những yếu tố về tự nhiên, lịch sử, văn hóa của Lệ Thủy đã kiến tạo và
rèn đúc con người nơi đây những phẩm chất đặc thù, kiên trì chịu đựng và
bền bỉ phấn đấu để thích nghi và vượt qua thiên tai, địch họa, lại cũng biết
phòng xa, lo trước, tính kỹ để thích nghi trong mọi điều kiện. Con người Lệ
Thủy cũng nổi tiếng với những đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại mà bản
lĩnh, ngoan cường, kiên trung, thông minh, quyết đoán, giàu ý chí tiến thủ,
giàu lòng nhân ái, yêu nước nồng nàn và lao động sáng tạo.
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta, nhân dân
Lệ Thủy với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc đã sớm dấy lên
phong trào kháng chiến, bắt đầu bằng các cuộc đấu tranh tự phát, gây nhiều
khó khăn cho địch. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhân dân Lệ Thủy đã hết
lòng hợp tác và giúp đỡ cho những nghĩa sĩ của vua Hàm Nghi. Khi nhà vua
rời bỏ kinh thành cùng tướng Tôn Thất Thuyết xuất bôn ra sơn phòng, đi
ngang qua vùng An Sinh - Trốc Vực (Văn Thủy), nhiều sĩ phu yêu nước
trong huyện đã tham gia các hội nghĩa quân chiến đấu. Nhiều người con của
quê hương Lệ Thủy còn tìm cách ra Hương Khê - Hà Tĩnh để chiến đấu dưới
ngọn cờ của Phan Đình Phùng. Dù phải chịu mất mát, hy sinh, nhân dân Lệ
Thủy vẫn kiên cường đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hòa cùng
hào khí Việt Nam anh hùng, người Lệ Thủy luôn chảy trong mình nhiệt
huyết yêu nước, cách mạng. Tinh thần đấu tranh của nhân dân Quảng Bình
nói chung, Lệ Thủy nói riêng thời kỳ đó đã làm cho kẻ thù khiếp sợ.
Ngày 17/11/1931, tại Trung Lực - Mỹ Thổ, xã Tân Thủy, tổ chức đảng
đầu tiên ở phía nam Quảng Bình được thành lập. Đây là kết quả của sự kết
hợp quá trình đấu tranh yêu nước và cách mạng của nhân dân huyện Lệ
Thủy với việc tiếp thu và truyền bá những tư tưởng tiến bộ trong phong trào
cách mạng Việt Nam vào địa phương; phản ánh sự chín muồi phong trào
cách mạng của nhân dân Lệ Thủy dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù bị kẻ
214