Page 234 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 234
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
rằng: Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được
một dân tộc.
Hai là, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà lý luận quân sự uyên bác, góp phần
hình thành, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dốc tâm nghiên cứu các binh thư, binh
pháp của các thiên tài quân sự; nghiên cứu học thuyết quân sự của cả giai cấp
vô sản và tư sản; cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô; chiến tranh
chống Nhật của Trung Quốc; lý luận quân sự của Clausewitz; những trận
đánh của Napoléon. Đặc biệt là truyền thống đánh giặc của tổ tiên và dân tộc
ta, từ những trận đánh thắng và không thắng của ta trong các cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đúc kết thành những nguyên tắc
quân sự độc đáo, làm giàu thêm kho tàng lý luận quân sự Việt Nam.
Trong lịch sử, tư tưởng về “việc binh” của dân tộc ta luôn gắn liền với tư
duy “chúng chí thành thành”; “cử quốc nghênh địch...”; “Tri bỉ, tri kỷ, năng
nhược, năng cường” (biết mình, biết người, có thể chuyển yếu thành mạnh);
“lấy nhỏ đánh lớn”; “lấy ít địch nhiều”; “lấy đoản binh chống trường trận là
lẽ thường trong binh pháp”; “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế
mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời
không thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy” . “Quân sự là việc chủ
1
chốt trong kháng chiến” ; “Quân sự mà không có chính trị như cây không có
2
gốc, vô dụng lại có hại” ; “Đó là tư tưởng quân sự - chính trị, không bao giờ
3
là quân sự đơn thuần” . Hoạt động quân sự ở Việt Nam là hoạt động quy tụ,
4
sáng tạo trong sử dụng sức mạnh tinh thần và vật chất của dân tộc, lấy lực
lượng vũ trang làm nòng cốt để chiến đấu chống kẻ thù, giành lại và bảo vệ
độc lập dân tộc, bảo vệ chế độ.
Tư tưởng, lý luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về vũ trang quần
chúng cách mạng, xây dựng Quân đội nhân dân, khởi nghĩa vũ trang, chiến
tranh nhân dân trong thời đại mới, không chỉ được người Việt Nam, mà
nhiều lãnh tụ và tướng lĩnh trên thế giới nghiên cứu, học tập. Chiến tranh
_______________
1. Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập, Nxb. Sử học, Hà Nội, 1961, tr. 4.
2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 7, tr. 29, 217.
4. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 190.
232