Page 239 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 239
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt và giao nhiệm vụ,
Võ Nguyên Giáp sớm tiếp thu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Cuối năm
1940, Võ Nguyên Giáp cùng Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, tổ
chức lớp học, tham gia biên soạn tài liệu và trực tiếp huấn luyện chính trị
cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam tại Tĩnh Tây (Trung Quốc). Những tài
liệu dành cho lớp học này được Nguyễn Ái Quốc hoàn chỉnh và in thành tác
phẩm Con đường giải phóng, đánh dấu sự hoàn chỉnh lý luận về khởi nghĩa
vũ trang. Tác phẩm chỉ rõ một trong những nguyên nhân không thành
công của các cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược là
không có tính chất quần chúng rộng rãi, và khẳng định, khởi nghĩa vũ
trang là nhân dân vùng dậy dùng vũ khí đuổi quân cướp nước, đó là một
cuộc đấu tranh to lớn về chính trị và quân sự, là việc quan trọng, làm đúng
thì thành công, làm sai thì thất bại. Tác phẩm nêu những việc phải làm
trước, trong và sau cuộc khởi nghĩa. Trước khi khởi nghĩa phải lập những
đội tuyên truyền, tổ chức để kéo tất cả các hội viên cách mạng và đông đảo
dân chúng tham gia khởi nghĩa, phải lập những đội tự vệ làm “quân chủ
lực” trong khởi nghĩa... .
1
Khi về Cao Bằng, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp
tham gia xây dựng Mặt trận Việt Minh, mở lớp huấn luyện quân sự của
Việt Minh, xây dựng cơ sở chính trị quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách
mạng; thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Ba ngày sau khi thành lập,
Võ Nguyên Giáp chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đánh
thắng hai trận liên tiếp ở Phai Khắt và Nà Ngần, khởi đầu cho truyền
thống “ra quân là đánh thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Cao
Bằng, Võ Nguyên Giáp đã hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, về xây dựng căn cứ
địa cách mạng.
Võ Nguyên Giáp luôn ý thức được tầm quan trọng của nghệ thuật chỉ đạo
khởi nghĩa vũ trang, tham gia chuẩn bị điều kiện chủ quan và giải quyết
vấn đề thời cơ cách mạng. Khi Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh, dưới
_______________
1. Dẫn theo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, tr. 401.
237