Page 241 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 241
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
sự phát triển đường lối quân sự của Đảng, thể hiện qua nhiều bài nói, bài
viết , nổi lên những vấn đề cơ bản như sau:
1
Thứ nhất, về quan điểm chiến tranh nhân dân.
Đại tướng không chỉ giải thích rõ thêm nội dung đường lối kháng chiến
của Đảng là toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, đặc
biệt là làm sâu sắc quan điểm chiến tranh nhân dân, mà còn trực tiếp chỉ
đạo, chỉ huy thực hiện đường lối đó .
2
Trong báo cáo trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Đại tướng, Tổng
Tư lệnh khẳng định: “Cuộc chiến tranh giải phóng hiện nay là một cuộc
chiến tranh nhân dân, trường kỳ và nhất định thắng lợi” . “Cuộc chiến tranh
3
ấy là cuộc chiến tranh nhân dân, là vì mục đích của nó là thực hiện nền độc
lập thống nhất cho dân tộc, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ quyền
lợi của toàn dân; là vì làm trụ cột cho cuộc chiến tranh ấy là quân đội của
nhân dân, gồm có bộ đội chính quy và bộ đội địa phương, lại có các tổ chức
dân quân rộng rãi, và phối hợp giúp đỡ; là vì tham gia vào việc chiến tranh,
không những chỉ có một mình quân đội trên tiền tuyến, mà có cả toàn thể
_______________
1. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tác
phẩm, bài nói, bài viết quan trọng như: Sự cần thiết phải chuyển sang du kích vận động chiến
(Huấn lệnh của Tổng Tư lệnh gửi các đồng chí khu trưởng (6/3/1947)), Phát động du kích chiến
tranh: Nhiệm vụ quân sự căn bản trong giai đoạn này (14/11/1947) gửi Ủy ban kháng chiến các
cấp và gửi cấp chỉ huy bộ đội chủ lực, dân quân tự vệ; Huấn lệnh về cuộc vận động rèn luyện cán
bộ chấn chỉnh quân đội (21/5/1949); Chỉ thị rèn luyện cán bộ, xây dựng bộ đội địa phương, phát
triển dân quân (22/7/1949); Ba giai đoạn chiến lược (1950), Xây dựng Quân đội nhân dân, hoàn
thành chiến tranh giải phóng (2/1951); Một nhiệm vụ chiến lược gấp rút: Phát triển du kích
chiến tranh đến cao độ (7/1952); Chiến thuật chống càn quét (7/1952); Nắm vững chính sách của
Trung ương, đi sát dân, đào tạo cán bộ địa phương, tích cực củng cố căn cứ địa Tây Bắc
(12/1952)...
2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng chỉ đạo, chỉ huy nhiều chiến dịch
với tư cách là Tư lệnh Chiến dịch và Bí thư Đảng ủy như: Chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông
1947), Chiến dịch Biên giới (Thu - Đông 1950), Chiến dịch Trung du (12/1950 - 1/1951), Chiến
dịch Hoàng Hoa Thám (3-4/1951), Chiến dịch Hà Nam Ninh (5-6/1951), Chiến dịch Hòa Bình
(12/1951 - 2/1952), Chiến dịch Tây Bắc (10 - 12/1952), Chiến dịch Thượng Lào (4-5/1953), Chiến
dịch Điện Biên Phủ (3-5/1954).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, t.12, tr.261.
239