Page 240 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 240

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc Việt Nam kiên quyết chớp thời cơ “ngàn

                  năm có một”, nhất tề nổi dậy với tinh thần: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt
                                                                                                      1
                  cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho  được  độc lập” .
                  Thực hiện chủ trương của Đảng và Hồ Chí Minh về chớp thời cơ “ngàn năm

                  có một”, Võ Nguyên Giáp chỉ huy Việt Nam Giải phóng quân từ Tân Trào
                  tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa
                  toàn quốc.

                      Trong giai đoạn 1940-1945, đường lối quân sự của Đảng đã căn bản hình
                  thành, chủ yếu là đường lối khởi nghĩa vũ trang. Võ Nguyên Giáp sớm tiếp
                  thu và góp phần hiện thực hóa những quan điểm quân sự của Đảng và lãnh

                  tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng chính trị và lực
                  lượng vũ trang; về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân “người trước súng
                  sau”, “chính trị trọng hơn quân sự”, bao gồm đội quân chủ lực và những đội

                  quân của các địa phương; về xây dựng căn cứ địa nhằm giải quyết vấn đề
                  tiềm lực của cách mạng; đặc biệt là về quan điểm “khởi nghĩa toàn dân”, có
                  lực lượng vũ trang làm nòng cốt; đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh

                  du kích cục bộ, giành chính quyền bộ phận ở nông thôn, đồng thời đẩy mạnh
                  hoạt động vũ trang tuyên truyền, phát triển lực lượng ở thành thị; chuẩn bị
                  đầy đủ điều kiện, tiến lên chớp đúng thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính

                  quyền trong cả nước.

                      2. Từ khởi nghĩa toàn dân đến chiến tranh nhân dân - đóng góp

                  của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự phát triển đường lối quân sự
                  của Đảng thời kỳ 1945-1954

                      Ngày 30/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 230/SL quy định
                  “Ủy quyền Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc cho ông Võ Nguyên Giáp”, từ

                  đây Võ Nguyên Giáp được gọi là Tổng Chỉ huy, đồng thời là Tổng Chính ủy,
                  giữ trọng trách chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang chống chiến tranh xâm lược

                  của thực dân Pháp (từ năm 1949 được gọi là Tổng Tư lệnh Quân đội và Bí
                  thư Tổng Quân ủy). Đây là thời kỳ Võ Nguyên Giáp có nhiều đóng góp cho

                  _______________

                      1. Võ Nguyên  Giáp:  Những chặng  đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà  Nội, 2018,
                  tr. 224.

                  238
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245