Page 253 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 253
Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
mạnh mẽ sang lập trường cộng sản. Trong xu thế vận động thành lập Đảng
Cộng sản diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam vào năm 1929, Võ Nguyên Giáp cùng
những người cộng sản trung kiên như: Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn
vận động thành lập “Việt Nam Cộng sản liên minh”, rồi lần lượt đổi tên
thành “Việt Nam Cộng sản liên đoàn”, vận động chuyển Kỳ bộ Tân Việt
Trung Kỳ thành Đảng bộ Trung Kỳ của “Đông Dương Cộng sản Đảng”, đây
là một trong những tổ chức cộng sản hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt
Nam vào đầu năm 1930, tạo ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Năm 1930, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị cầm tù; đến năm 1932, được trả
tự do. Võ Nguyên Giáp tiếp tục con đường học vấn với mục đích nâng cao
trình độ để cống hiến tốt hơn cho cách mạng, vừa dạy học ở Trường trung
học tư thục Thăng Long, vừa hoạt động cách mạng, đỗ Tú tài toàn phần năm
1934 tại Hà Nội và năm 1937 đỗ Cử nhân Luật. Trong thời kỳ đấu tranh đòi
tự do dân chủ giai đoạn 1936-1939, Võ Nguyên Giáp tham gia Ủy ban hành
động nửa hợp pháp của Đảng, đấu tranh trên mặt trận báo chí, cùng Trường
Chinh viết tác phẩm Vấn đề dân cày. Chính trong khoảng thời thời gian đó,
Võ Nguyên Giáp đã tích lũy tri thức và kinh nghiệm cách mạng để bước vào
tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 dẫn đến thắng lợi vĩ
đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thắng lợi vĩ đại đầu tiên trong
thời đại mới của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) là kết quả của một quá trình
chuẩn bị chu đáo về tất cả các mặt và kịp thời chớp lấy thời cơ. Các nhân tố
dẫn đến thắng lợi này về mặt khách quan là sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận
Việt Minh, tinh thần yêu nước và sự quật cường của nhân dân Việt Nam,
song thắng lợi này cũng ghi dấu vai trò của các cá nhân xuất sắc, trước hết
là lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các học trò xuất sắc của Người, trong đó
có Võ Nguyên Giáp.
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đã tạo ra điều kiện
khách quan cho dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh để giải phóng
dân tộc. Từ tháng 11/1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tổ chức Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương để chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam,
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đường lối giải phóng dân tộc
được bổ sung và hoàn chỉnh bởi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
11/1940 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5/1941, trong đó vấn đề
251