Page 255 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 255

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                  Los Angeles Times với tiêu đề: “Võ Nguyên Giáp - Người chỉ huy cuộc Tổng
                  tiến công Mậu Thân” đã viết: “Trải qua suốt 50 năm này (tính từ năm 1944

                  khi Mỹ ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam), có một con người vẫn là trung
                  tâm của mọi sự kiện. Tên ông là Võ Nguyên Giáp, người thành lập lực lượng
                  vũ trang Việt Nam vào năm 1944. Ông là học trò của Hồ Chí Minh, người đã

                  giành độc lập cho đất nước vào năm 1945. Cùng với ông Hồ và các cộng sự,
                  ông Giáp đã lập nên một nước độc lập” .
                                                            1
                      2. Võ Nguyên Giáp với bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống

                  Pháp (1945-1954)

                      Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam
                  Dân chủ Cộng hòa ra đời (9/1945), dân tộc Việt Nam phải tiến hành cuộc
                  kháng chiến chống Pháp lần thứ hai trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc

                  từ tháng 9/1945, trong bối cảnh tiềm lực cách mạng hết sức khó khăn. Lịch
                  sử đòi hỏi Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự
                  lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có những chủ trương biện pháp
                  đúng đắn để củng cố và xây dựng chế độ mới, xây dựng và củng cố chính

                  quyền cách mạng về mọi mặt, đối phó với thù trong, giặc ngoài, kháng chiến
                  đi đôi với kiến quốc, vượt qua tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi
                  tóc”. Chính trong điều kiện lịch sử này, Võ Nguyên Giáp với trách nhiệm là

                  Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến
                  của Chính phủ liên hiệp kháng chiến,  đã góp phần vào việc  ổn  định tình
                  hình chính trị trong nước, góp phần làm cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc
                  hội khóa I thành công, thành lập ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến, “đánh

                  dấu bước phát triển nhảy vọt  đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt
                  Nam” , giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp  dẫn  đến chủ trương “Hòa  để
                                                                    3
                        2
                  tiến” thể hiện ở việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), trong Hội nghị trù bị
                  _______________

                      1. “Sống mãi một huyền thoại” - Ấn phẩm đặc biệt về đồng chí Võ Nguyên Giáp, báo Lao
                  động, 2014, tr.99.
                      2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Văn phòng Quốc hội: Lịch sử Quốc
                  hội Việt Nam 1946-1960, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.53.
                      3. Chính phủ quyết định cử Hồ Chí Minh, Nguyễn Tường Tam, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp,
                  Vũ Hồng Khanh phụ trách công việc đàm phán. Các vị ấy “sẽ tùy cơ ứng biến theo những nguyên
                  tắc của Chính phủ định ra”.

                                                                                                   253
   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260