Page 256 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 256

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  ở Đà Lạt (4-5/1946), lãnh đạo công cuộc chống Pháp ở Nam Bộ, chuẩn bị cho
                  dân tộc Việt Nam chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.

                      Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã tỏ rõ thiện
                  chí hòa bình, nhân nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi (Hiệp định Sơ bộ ngày
                  6/3/1946, Tạm ước Việt - Pháp ngày 14/9/1946) nhưng thực dân Pháp quyết

                  cướp nước ta một lần nữa. Nhân dân Việt Nam buộc phải cầm súng đứng lên
                  chiến  đấu  để giành  độc lập, tự do.  Đường lối kháng chiến  được xác  định:
                  Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của
                  quốc tế, song đấu tranh quân sự có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh một

                  nước nhỏ, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu phải chống lại một nước đế quốc mạnh
                  là Pháp, cách mạng Việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc bao vây bốn phía. Đây
                  thật sự là một thử thách lớn đối với dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Đáp ứng

                  yêu cầu lịch sử, Võ Nguyên Giáp với các vai trò và nhiệm vụ: Chủ tịch Quân
                  ủy hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tổng Quân ủy kiêm Tổng Chỉ huy
                  quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam đã có những đóng góp to lớn đối
                  với dân tộc, nhất là trên lĩnh vực quân sự.

                      Võ Nguyên Giáp đã cùng Bộ Tổng Chỉ huy đề nghị Chính phủ quyết định
                  phát động kháng chiến trong toàn quốc (đêm 19/12/1946), chỉ thị cuộc chiến
                  đấu ở các đô thị, nhất là ở Hà Nội từ ngày 19/12/1946 đến đầu tháng 2/1947;

                  lần lượt chỉ huy đánh bại các âm mưu và kế hoạch xâm lược của thực dân
                  Pháp để thoát khỏi vòng vây của kẻ thù từ cuối năm 1946 đến năm 1950;
                  cùng Bộ Tổng Tư lệnh đề xuất mở Chiến dịch Biên giới 1950, lấy Đông Khê
                  làm điểm đột phá thay cho Cao Bằng, vươn lên giành quyền chủ động chiến
                  lược trên chiến trường chính là Bắc Bộ, từ đó từng bước mở các cuộc tấn công

                  và phản công, rồi vươn lên giành quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến
                  trường Đông Dương trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, tạo ra bước
                  ngoặt lịch sử  để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-

                  1954): Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
                       Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả chiến đấu của quân và dân Việt
                  Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
                  suốt chín năm kháng chiến, nhưng cũng mang dấu ấn của vị Tổng Tư lệnh

                  kiêm Chính  ủy Mặt trận Võ Nguyên Giáp. Cống hiến lớn nhất của Võ
                  Nguyên Giáp trong trận quyết chiến chiến lược này là đã kiên quyết thay đổi
                  cách  đánh dù  đã triển khai  đội hình chiến  đấu, chuyển từ “đánh nhanh,


                  254
   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261