Page 269 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 269

Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


                      Chiến thắng Điện Biên Phủ vào tháng 5/1954 là một trong những chiến
                  thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, không

                  những mở ra một trang sử mới chói lọi của Việt Nam mà còn làm “chấn động
                  địa cầu”. Tại sao một chiến thắng diễn ra ở một đất nước “nhỏ yếu” tại Đông
                  Nam Á lại có sức ảnh hưởng rộng lớn đến thế? Tại sao nó là “nơi chủ nghĩa

                  thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc
                  khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn” , khẳng định “đã lần
                                                                              1
                  đầu phá vỡ một mảng thành trì quan trọng của chủ nghĩa thực dân đế quốc,
                  gióng lên hồi chuông báo hiệu buổi chiều tà của chủ nghĩa thực dân cũ trên

                                            2
                  phạm vi toàn thế giới”  và tất yếu “mở  đầu sự sụp  đổ hoàn toàn của chủ
                  nghĩa thực dân cũ” ? Ngoài nguyên nhân một dân tộc nhỏ, vừa giành được
                                        3
                  độc lập, phải chiến  đấu và chiến thắng  được kẻ thù hùng mạnh, là “mẫu

                  quốc” của nhiều quốc gia, còn có một nguyên nhân nữa, đó là tài năng và trí
                  tuệ của người chỉ huy. Có thể nói, tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, thiên tài
                  quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bộc lộ một cách rõ nét nhất,
                  đặc biệt là quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi mọi sự chuẩn

                  bị đã sẵn sàng.
                      Theo  Đại tướng,  đứng về chỉ  đạo chiến dịch, trên mặt trận  Điện Biên
                  Phủ, có hai vấn đề cần giải quyết đặt ra: Một là, đánh Điện Biên Phủ hay

                                                                                4
                  không đánh?. Hai là, nếu đánh thì đánh bằng cách nào? .
                      Đối với vấn đề thứ nhất: Sau khi buộc Pháp hình thành hình thái phòng
                  ngự ở Điện Biên Phủ, chúng ta đã dày công nghiên cứu và ra sức chuẩn bị
                  cho bộ đội về tổ chức trang bị cũng như về chiến thuật, kỹ thuật, về tinh
                  thần chiến  đấu  để có thể tiến lên tiêu diệt tập  đoàn cứ  điểm. Cuối cùng,

                  Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch ở
                  Điện Biên Phủ. Chúng ta nhận định rằng: “Điện Biên Phủ là trung tâm của

                  _______________

                      1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.14, tr. 315.
                      2. Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004,
                  tr. 273.
                      3. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt
                  Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 172.
                      4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Bài học thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ”, in trong
                  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (Chủ biên): Điện Biên
                  Phủ trận thắng thế kỷ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 578.

                                                                                                   267
   264   265   266   267   268   269   270   271   272   273   274