Page 268 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 268
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
đào tạo được một vị tướng nào sánh kịp Võ Nguyên Giáp” . Ký giả người Anh
1
Piter Mac Donald cũng viết: “Từ 1944 đến 1975, cuộc đời của ông Giáp gắn
liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những
thống soái lớn của tất cả các thời đại” .
2
Những chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những chiến thắng mang tầm vóc thời đại,
có ảnh hưởng to lớn đối với quốc tế. Đại tướng trở thành “thần tượng” của
phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới, là tấm gương
sáng cho các dân tộc bị áp bức noi theo để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực
dân, xây dựng nền độc lập của riêng mình.
Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể trở thành biểu tượng của phong
trào chống chủ nghĩa thực dân, trở thành “một con người Việt Nam đã thuộc
về toàn thế giới”? Chủ yếu là do tài năng quân sự kiệt xuất và ảnh hưởng từ
những chiến thắng do ông chỉ huy đối với sự nghiệp cách mạng các nước.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ tập trung thông qua việc trình bày
khả năng chỉ huy quân sự của Đại tướng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ để thấy ảnh hưởng của
ông đối với phong trào chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành đánh địch
theo kiểu “lấy ít địch nhiều”, với sự chênh lệch lớn về trang bị và lực lượng với
kẻ thù. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ, nhưng Đại tướng và
quân đội ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bản thân Đại tướng
đích thân ra trận, cùng chiến sĩ chiến đấu ở những nơi khắc nghiệt về thời tiết
và địa hình. Các chiến dịch ông đã chỉ huy với tư cách là Bí thư Đảng ủy - Tư
lệnh Chiến dịch là: Chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông 1947), Chiến dịch Biên
giới (9/1950 - 10/1950), Chiến dịch Trung Du (12/1950 - 1/1951), Chiến dịch
Hòa Bình (12/1951), Chiến dịch Tây Bắc (10/1952 - 12/1952), chiến dịch
Thượng Lào (4/1953), Chiến dịch Điện Biên Phủ (3 - 5/1954).
_______________
1. “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài đức, văn võ song toàn”, https://baotintuc.vn/thoi-
su/dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-tuong-tai-duc-van-vo-song-toan-20131005093709330.htm (truy
cập ngày 25/6/2021).
2. “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đại thắng mùa Xuân 1975”; https://www.quangbinh.gov.vn/
3cms/dai-tuong-vo-nguyen-giap-voi-dai-thang-mua-xuan-1975.htm (truy cập ngày 25/6/2021).
266