Page 291 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 291

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  (Khánh Hòa). Chúng chiếm nhiều vị trí quan trọng trong thị xã. Ngày
                  23/10/1945, lực lượng ta chủ động tiến công quân Pháp tại Nha Trang; sau đó,

                  ta rút khỏi thị xã, xây dựng các phòng tuyến bao vây quân địch. Chiến tranh
                  ngày càng lan rộng, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
                  đã ban hành các chỉ thị xây dựng quân đội, thành lập các chiến khu trên cả

                  nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời hiệu triệu giữ vững và đẩy mạnh cuộc
                  kháng chiến ở Nam Bộ”: “Cách thực hành trường kỳ kháng chiến và toàn dân
                  kháng chiến bằng quân sự (dũng cảm, kỷ luật), bằng chính trị (đoàn kết, trật
                  tự), bằng kinh tế (tăng gia sản xuất), bằng ngoại giao (thêm bạn, bớt thù)” .
                                                                                                  1
                      Đối với Nam Trung Bộ, trong bối cảnh cuộc chiến đấu vây hãm quân địch
                  tại mặt trận Nha Trang diễn ra ngày càng quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh
                  giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc đó với tư cách là người phụ

                  trách quân sự của  Đảng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Quốc
                  phòng: “Chú vào trong đó, nhiệm vụ trọng yếu là nghiên cứu xem xét chiến
                  trường, giúp các đồng chí Bộ Chỉ huy Mặt trận Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
                  và Nam Bộ giữ vững tinh thần kháng chiến, phát động chiến tranh du kích,

                  kìm chân quân Pháp, động viên đồng bào chiến sĩ hăng hái tham gia đánh
                  giặc, cứu nước” . Ngày 18/1/1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp và đoàn công tác
                                   2
                  rời Hà Nội lên đường vào Nam Trung Bộ; cùng đi có đồng chí Nguyễn Sơn -

                  Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam.
                      Trên đường vào Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nghe lãnh đạo các
                  tỉnh báo cáo tình hình. Đồng chí nhận thấy: Các tỉnh đều đặc biệt coi trọng
                  công tác xây dựng lực lượng vũ trang. Hàng vạn thanh niên được động viên
                  bổ sung vào các đơn vị Vệ quốc đoàn đang chiến đấu hoặc xây dựng các đơn

                  vị mới. Dân quân tự vệ được bổ sung, phát triển lên đến hàng vạn người;
                  trong đó có hàng nghìn dân quân người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Hầu
                  hết các xã trên địa bàn Chiến khu 5, Chiến khu 6 đều thành lập trung đội

                  dân quân chiến đấu; riêng thành phố Đà Nẵng thành lập đại đội. Tại Quảng
                  Nam, cứ 100 người tòng quân thì có 37 đồng chí xung phong vào các đơn vị


                  _______________

                      1. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội
                  nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 30.
                      2. Ban Liên lạc 23-10: Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa 23/10/1945 - 23/10/2000, Khánh
                  Hòa, 2000, tr. 33.

                                                                                                   289
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296