Page 292 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 292
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Nam tiến; ở Quảng Ngãi, cứ 100 tự vệ thì có 85 người xung phong ra mặt
trận chi viện cho chiến trường Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Cờ đỏ
sao vàng bay phất phới, Tiến quân ca được hát vang trên những đoàn tàu
Nam tiến. Khí thế chuẩn bị kháng chiến, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc
quyết sinh” rất sục sôi ở các tỉnh Nam Trung Bộ.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã dành nhiều sự quan tâm động viên, chỉ đạo
sâu sát đối với chiến trường Nam Trung Bộ trong những ngày đầu kháng
chiến chống thực dân Pháp.
1. Đồng chí Võ Nguyên Giáp truyền đạt Chỉ thị “Kháng chiến
kiến quốc” của Trung ương Đảng, chuyển lời thăm hỏi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và trực tiếp động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại
mặt trận
Khi vào đến Khánh Hòa (25/1/1946), trong Hội nghị cán bộ lãnh đạo Việt
Minh, cán bộ chính quyền, cán bộ chỉ huy lực lượng vũ trang tỉnh và mặt trận
Nha Trang tại thành Diên Khánh, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp truyền
đạt đầy đủ Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Chỉ thị nêu khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết - Tổ quốc trên
hết”. Chỉ thị xác định rõ: “Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là
thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp
xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân” . Chỉ thị đề ra
1
những nhiệm vụ cho từng mặt công tác. Về quân sự, Chỉ thị xác định: Động
viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài,
dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để. Đây là chỉ thị rất
quan trọng, xác định một số vấn đề cơ bản về đường lối và nhiệm vụ trong giai
đoạn cách mạng mới của cả nước, trong đó có chiến trường Nam Trung Bộ.
Ngoài ra, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến từng phòng tuyến, chuyển lời
thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến toàn thể đồng bào và chiến sĩ; đồng
chí tiến hành kiểm tra các đơn vị lực lượng vũ trang, thị sát tình hình, trực
tiếp thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần bộ đội. Chỉ thị của Trung ương
_______________
1. Viện Sử học: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003,
tr. 20.
290