Page 293 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 293
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Đảng, lời thăm hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự động viên, khích lệ của
đồng chí Võ Nguyên Giáp là đường lối chiến lược, là động lực to lớn để quân
dân Nam Trung Bộ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tin tưởng
thắng lợi, quyết tâm kháng chiến dưới ngọn cờ độc lập dân tộc.
2. Đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ đạo kịp thời điều chỉnh phương
thức tác chiến từ “trận địa chiến” sang “du kích chiến”, chỉ đạo tổ
chức lực lượng cơ động, tăng cường tập kích, phục kích tiêu hao sinh
lực địch, phát động chiến tranh nhân dân trong vùng địch tạm chiếm
Ngày 25/1/1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp từ thị trấn Ninh Hòa qua đèo
Rù Rì, vào dừng chân tại xóm Bóng để trực tiếp thị sát nắm tình hình mặt
trận Nha Trang. Cuộc chiến đấu tại Nha Trang bắt đầu từ ngày 23/10/1945,
đến thời điểm này đã kéo dài 3 tháng. Các đơn vị xây dựng phòng tuyến Bắc
sông Cái, phòng tuyến Chợ Mới - Brơten để bao vây quân địch; sau đó, lực
lượng ta rút khỏi phòng tuyến Chợ Mới - Brơten về lập phòng tuyến Cây Da -
Quán Giếng. Phòng tuyến Bắc sông Cái được củng cố và tăng cường lực
lượng chiến đấu của các chi đội Nam tiến. Cuộc chiến đấu trên các phòng
tuyến diễn ra ngày càng quyết liệt.
Quân Pháp được bổ sung lực lượng, có pháo binh và máy bay chi viện,
trang bị hiện đại, liên tục tiến công vào các phòng tuyến của ta. Lực lượng ta
ít, vũ khí trang bị thô sơ, thiếu thốn, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu,
bố trí lực lượng còn dàn đều, trận địa phòng ngự hàng ngang, thiếu chiều
sâu, còn nặng tác chiến chính quy, chủ yếu dựa vào lực lượng vũ trang đánh
địch, chưa triệt để phá giao thông, chưa kết hợp chặn đánh ở phía trước với
tiêu hao quấy rối ở phía sau lưng địch nên thế trận thiếu vững chắc, thường
sa vào thế bị động đối phó. Trước tình hình đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ
đạo: “Đây là cách phòng thủ theo kiểu “trận địa chiến” không thích hợp với
trình độ, kỹ thuật, chiến thuật, trang bị vũ khí của ta. Phải động viên toàn
dân kiên trì kháng chiến, triệt để vận dụng cách đánh du kích, đẩy mạnh cơ
sở vùng sau lưng địch, đồng thời vận động nhân dân vùng tạm chiến tham
gia kháng chiến” . Chuyển đổi phương thức tác chiến từ “trận địa chiến”
1
_______________
1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa: Lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hòa 30 năm xây
dựng chiến đấu chiến thắng, tập 1 (1945-1954), 1992, tr. 71.
291