Page 297 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 297
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
dặn dò: “... Các đồng chí lần này đi làm nhiệm vụ yêu nước và quốc tế rất
gian khổ, nhưng rất vẻ vang. Phương châm hoạt động là: quân sự và chính
trị song song; củng cố và phát triển song song; độc lập hoạt động, tự lực, tự
cường và tự túc; chiến trường không hạn chế; thời gian không hạn định.
Chúc các đồng chí đã đi là chiến thắng, xứng đáng với truyền thống Bộ đội
Cụ Hồ”. Lời dặn dò thân thiết đó cũng là mệnh lệnh, là kim chỉ nam, chỉ đạo
mọi hoạt động của Tiểu đoàn 436. Đồng thời, đó còn là nguồn cổ vũ, động
viên tinh thần to lớn, giúp cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn bền bỉ, kiên cường,
tự tin vượt qua nhiều gian khổ hy sinh, anh dũng chiến đấu.
Mọi hoạt động của Tiểu đoàn 436 trong tháng rưỡi hành quân xẻ dọc dãy
Trường Sơn, vượt qua hàng ngàn núi cao, sông suối, đến những ngày độc lập
chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ trên chiến trường đất nước bạn đều diễn
ra theo đúng chỉ đạo của Đại tướng. Với “chiến trường không hạn chế”, Tiểu
đoàn đã liên tục thọc sâu vào địa bàn không quen thuộc, vượt qua vùng địch
chiếm, không có cơ sở cách mạng, tự tìm mục tiêu, tự lập kế hoạch đánh
địch, vừa chiến đấu, vừa củng cố lực lượng; vừa hoạt động quân sự, vừa góp
phần giúp Bạn xây dựng cơ sở cách mạng suốt từ Hạ Lào đến Đông Bắc
Campuchia. Đối với tôi, một cán bộ quân sự được chỉ định phụ trách công tác
hậu cần của Tiểu đoàn 436, càng thấm thía với lời chỉ đạo:“Độc lập hoạt
động, tự lực, tự cường và tự túc” của Đại tướng.
Do độc lập chiến đấu ở chiến trường mới lạ, lại xa Tổ quốc, ngôn ngữ bất
đồng, không có cung cấp của trên, Tiểu đoàn 436 phải tự túc hoàn toàn về
hậu cần. Ngay khi đang hành quân trên dãy Trường Sơn, theo kế hoạch khi
đến nửa chặng đường hành quân sẽ được tiếp tế bổ sung lương thực để đi
tiếp, nhưng đã quá nửa chặng, vẫn chưa có tiếp tế, lương thực thì đã cạn.
Nhớ hai chữ “tự túc” trong thư của Đại tướng, Tiểu đoàn 436 đã chủ động kế
hoạch ngày đi, đêm nghỉ lại những nơi có làng, bản để vận động đồng bào
bán thóc gạo, nên đã giải quyết được phần nào. Càng đi sâu vào chiến trường
trên đất Bạn càng thêm khó khăn. Lúc này, nguồn đảm bảo hậu cần chỉ có
hai cách: Một là, vận động mua trong dân, nhưng ở nông thôn nước Bạn lúc
này cũng là kinh tế tự cung, tự cấp, không có buôn bán, chợ búa, mùa khô và
mùa giáp hạt đến, cây cối trụi lá, khó tìm ra gạo để mua. Hai là, đánh địch
để lấy lương thực và súng đạn bổ sung cho Tiểu đoàn. Có những ngày, gạo
không đủ ăn, bộ đội phải ăn độn củ nần là một thứ củ như củ ráy ở giữa
295