Page 305 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 305

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  tục trong 6 tháng không kể những khó khăn, trở ngại và công tác bảo đảm
                  trên đường Trường Sơn mà ta đã tiến hành xây dựng trong những năm qua” .
                                                                                                   1
                      Thành công của chuyến đi mở đường và của những chuyến đi tiếp theo
                  đã cung cấp vũ khí kịp thời cho quân dân ta đánh bại chiến dịch càn quét
                  “Sóng tình thương” của địch hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng ở khu vực

                  Năm Căn; tạo  điều kiện  để xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách
                  mạng và tăng niềm tin vững chắc của quân dân Đất Mũi với Trung ương và
                  miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong 2 tháng, ta đã vận chuyển được 4 chuyến
                  hàng đến đích an toàn, đưa được hơn 112 tấn hàng hóa, vũ khí cung cấp cho

                  Khu 9, đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng ở khu
                  vực cực Nam của Tổ quốc .
                                              2
                      Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ (tháng 8/1964), đế quốc Mỹ tăng cường các hoạt

                  động phá hoại đối với miền Bắc, trong đó có các hoạt động biệt kích, thám
                  báo, gián điệp. Đại tướng đã chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu và Thường vụ Đảng
                  ủy Quân chủng Hải quân thực hiện tốt phòng gian, giữ bí mật. Cuối năm
                  1964, thực hiện chỉ đạo của Đại tướng và Thường trực Quân ủy Trung ương

                  về nghiên cứu mở tuyến vận tải biển chi viện vào Khu 5, khi Bộ Tổng Tham
                  mưu báo cáo kế hoạch thực hiện, Đại tướng đã nhắc nhở: “Đường biển là con
                  đường duy nhất có thể chi viện cho đồng bằng sông Cửu Long. Vậy nên phải

                  giữ cho được bí mật con đường đó. Phải kiểm tra thật kỹ, nắm chắc từng
                  chuyến đi. Không để có một sai sót nhỏ đáng tiếc khiến kẻ địch nghi ngờ” .
                                                                                                      3
                  Sau chuyến đi mở tuyến vào Khu 5 của tàu C401, tàu vào bến Lộ Giao ở
                  Bình Định bị mắc cạn, giao hàng xong thì phải hủy tàu. Đại tướng đã chỉ
                  đạo: “Không sử dụng bến Lộ Giao nữa; phải theo dõi chặt chẽ tình hình địch



                  _______________

                      1, 3. Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (1961-2011), Sđd, tr. 94-95, 158.
                      2. Nếu tính đi đường bộ, mỗi người mang 20kg, thì để đưa được hơn 112 tấn hàng hóa
                  trên phải mất 5.550 người đi liên tục trong nhiều tháng. Nếu mỗi người một ngày sử dụng
                  0,5kg lương thực thì mỗi ngày phải sử dụng 2.775kg lương thực, chưa tính lượng thực phẩm,
                  thuốc  men và các điều kiện bảo đảm  khác, và cũng chưa kể những hao hụt, tổn thất trên
                  đường đi. Với vị trí, tầm quan trọng mang ý nghĩa chiến lược của con đường vận tải trên biển
                  vừa được khai thông, Đại tướng đã không chỉ quan tâm đến việc mở đường mà còn đặc biệt
                  quan tâm đến việc giữ gìn bí mật của con đường để bảo đảm hoạt động vận chuyển chi viện
                  được nhiều hàng và dài lâu, nhất là đối với các chiến trường ở xa, nhiều khó khăn như Nam Bộ,
                  Khu 5.

                                                                                                   303
   300   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310