Page 309 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 309
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
biển, kết hợp tổ chức nhiều lực lượng thành hệ thống nhiều vòng kiểm soát,
mật độ tuần tra cao hơn, phạm vi rộng hơn.
Trong khi đó, ở miền Bắc, đế quốc Mỹ đang mở rộng chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân. Đại tướng đã cùng Thường trực Quân ủy
Trung ương chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân cho tàu đi sơ tán
để tránh máy bay địch đánh phá; đồng thời, đề nghị Nhà nước cho đóng một
số tàu vận tải cao tốc cho Quân chủng Hải quân và đề nghị với nước bạn
Trung Quốc cho một lực lượng tàu của ta sang trú đậu, nhờ bạn giúp đỡ công
tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các tàu; giúp đỡ thiết kế cải dạng các tàu
vận tải thành tàu cá, tàu buôn, tàu câu cá giống như tàu của một số nước
trong khu vực và đóng giúp một số tàu vận tải cao tốc trọng tải 5 - 20 tấn để
phục vụ cho hoạt động vận chuyển chi viện theo phương thức mới.
Đại tướng chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên
cứu, tìm ra phương thức vận chuyển mới và báo cáo Quân ủy Trung ương
phê duyệt. Sau khi xem xét kỹ lưỡng mọi mặt, cuối tháng 9/1965, Đại tướng
cùng Thường trực Quân ủy Trung ương đã đồng ý cho hải quân thực hiện
phương thức vận chuyển theo tuyến đi mới cho tàu vòng ra xa theo đường
hàng hải quốc tế, qua cả những vùng biển lạ, nguy hiểm, rồi tìm thời cơ địch
sơ hở để đưa tàu vào bến. Theo phương thức này, từ tháng 10/1965 đến
tháng 5/1966, các tàu của ta đã tiếp tục thực hiện thành công các chuyến chở
hàng vào Nam Bộ. Con đường vận tải chiến lược trên biển tiếp tục được nối
thông, khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn của Đại tướng và Quân ủy Trung
ương, Bộ Tổng Tư lệnh.
Trước sự cố của tàu C100 và tàu C187 trong tháng 5 và tháng 6/1966,
địch đã biết ta vẫn tìm cách vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường nên
chúng càng ráo riết bằng mọi biện pháp để phong tỏa, ngăn chặn. Tình hình
vận chuyển trên biển càng trở nên khó khăn. Đại tướng đã nhiều lần khóc
trước những thương vong, mất mát của bộ đội, dù vẫn biết là chiến tranh
phải có mất mát, hy sinh, nhưng phải làm sao để đánh thắng kẻ thù mà ta
thương vong ít nhất, đổ máu ít nhất; không cho phép đánh đổi bằng bất cứ
giá nào. Sinh mạng con người là vô giá. Song trước yêu cầu cấp thiết của
chiến trường, ta vẫn phải tiếp tục tổ chức các chuyến đi vào Khu 5, nhưng
đều không thành công, có chuyến phải quay về, có chuyến phải chiến đấu với
địch rồi hủy tàu, duy nhất có 1 chuyến của tàu C235 (2/1968) đưa được hàng
307