Page 401 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 401

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, chấp hành nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của
                  người chỉ huy và kỷ luật chiến trường, nêu cao tinh thần đoàn kết hiệp đồng,

                  lập công tập thể, tìm ra cách đánh địch có hiệu quả nhất giành thắng lợi.
                      Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo các chiến dịch lớn trong các cuộc kháng
                  chiến..., Đại tướng cho rằng, việc giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ

                  đội “từ  đầu  đến cuối” là một trong những nguyên nhân cơ bản  để giành
                  thắng lợi và đây cũng là bài học lớn được Đại tướng đúc kết từ thực tiễn đó.
                  Tổng kết đợt 2 của Chiến dịch Tây Bắc, Đại tướng đã viết: “Từ sau đợt 1 đến
                  nay, nhiều lúc có những khó khăn tưởng không thể nào khắc phục  được,

                  song nhờ giữ vững quyết tâm nên chúng ta đã vượt qua. Vì vậy, bài học lớn
                  nhất của đợt 2 là bài học giữ vững quyết tâm, thắng lợi của đợt 2 là thắng lợi
                  của việc giữ vững quyết tâm” . Tổng kết Chiến dịch  Điện Biên Phủ,  Đại
                                                    1
                  tướng khẳng định: thắng lợi của chiến dịch là “nhờ ở tinh thần chiến đấu
                  anh dũng, gan dạ, bền bỉ, ở tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó
                  khăn của toàn thể cán bộ, chiến sĩ” ...
                                                         2
                      Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu

                  và chiến thắng cho bộ  đội, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải vận
                  dụng linh hoạt, sáng tạo, đa dạng và phong phú các hình thức, biện pháp,
                  phù hợp với điều kiện chiến đấu và thực tiễn các đơn vị, đặc điểm của bộ đội.

                  Trong đó, Đại tướng đặc biệt coi trọng “công tác động viên chính trị, cổ động
                  chiến trường”, nhất là việc viết thư, gửi điện động viên, thăm hỏi bộ đội và tổ
                  chức rút kinh nghiệm về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng sau chiến đấu.
                      Thực tiễn cho thấy, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
                  đế quốc Mỹ xâm lược, trước khi bộ đội ta bước vào một trận đánh, một chiến

                  dịch hay khi kết thúc, hoặc vào những thời điểm bộ đội chiến đấu gặp khó
                  khăn, ác liệt, cũng như khi nhận được tin thắng lợi từ mặt trận báo về... Đại
                  tướng Võ Nguyên Giáp thường gửi thư, điện thăm hỏi, động viên bộ đội; có

                  nhiều bức thư và điện thăm hỏi rất kịp thời, nội dung ngắn gọn, súc tích...
                  làm cho các đơn vị nhận nhiệm vụ đều phấn khởi, tin tưởng và ra sức chấp
                  hành. Trong thư động viên cán bộ và chiến sĩ trước giờ ra trận tiến công cứ
                  điểm Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950), Đại tướng viết: “Chúng ta

                  thắng trận này thì không những tiêu diệt được sinh lực địch, mở được đường
                  _______________

                      1, 2. Trần Trọng Trung: Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, tr. 615, 818.

                                                                                                   399
   396   397   398   399   400   401   402   403   404   405   406