Page 404 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 404
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), khi Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Chiến
dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”; quyết định đó vô cùng khó khăn do phải
thay đổi toàn bộ kế hoạch tác chiến, bố trí lại binh, hỏa lực trong khi bộ đội
đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị tiến công. Vì thế, tư tưởng từ cán bộ
đến chiến sĩ đều tỏ rõ sự băn khoăn, thắc mắc. Phát hiện thấy điều đó, trên
cương vị Bí thư Tổng Quân ủy - Tổng Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy - Chỉ
huy trưởng Chiến dịch, Đại tướng đã kịp thời chỉ đạo các cấp ủy đảng, cơ
quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp “kiên trì giáo dục, thuyết phục, chỉ
đạo giải quyết từ chi bộ, trong cán bộ đến đảng viên, quần chúng làm thông
suốt tư tưởng, nên dù vô cùng khó khăn, gian nan và vất vả nhưng bộ đội
vẫn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, nhanh chóng kéo pháo ra, khẩn
trương cấu trúc lại trận địa bảo đảm thực hiện đúng phương châm “đánh
chắc, tiến chắc”” . Trong quá trình phát triển chiến đấu, nhiều trận đánh đã
1
diễn ra vô cùng ác liệt, địch liên tục phản kích, ta bị thương vong nhiều,
mùa mưa lại sắp tới nên trong cán bộ và chiến sĩ đã nảy sinh và phát triển
tư tưởng dao động ngại khó, ngại khổ khá nghiêm trọng, nhất là trong một
bộ phận cán bộ nảy sinh một số “biểu hiện tiêu cực, như ngại hy sinh, gian
khổ, chấp hành mệnh lệnh không nghiêm, cá biệt có cán bộ bỏ nhiệm vụ
2
giữa trận đánh” ... Trước tình hình đó, Đại tướng đã chỉ đạo các đơn vị tham
gia chiến dịch khẩn trương tiến hành một đợt sinh hoạt chính trị “từ trong
Đảng ra đến đơn vị, chủ yếu là cán bộ trung cao cấp, tiến hành từ tổ đảng, từ
tiểu đội trở lên, hạt nhân trong đợt sinh hoạt chính trị giải quyết tư tưởng
hữu khuynh, dao động này là đảng viên, mấu chốt, quyết định là chi bộ và
3
các cấp ủy” . Kết quả của đợt sinh hoạt chính trị đã tạo ra một không khí
phấn khởi, bộ đội ta không quản ngại khó khăn, gian khổ, không sợ hy sinh;
có ý thức kỷ luật nghiêm, thực hiện chính sách tốt, triệt để chấp hành mệnh
lệnh cấp trên, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ; quyết tâm chiến đấu liên tục,
tiến công với khí thế mạnh mẽ nhất, táo bạo nhất và giành thắng lợi cao
nhất trong chiến dịch.
_______________
1, 3. Lịch sử công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2004),
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.245.
2. Trần Trọng Trung: Võ Nguyên Giáp - Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, tr.796.
402