Page 405 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 405
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Bốn là, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong quân đội phải kiên
quyết đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng tiêu cực xuất hiện
trong bộ đội.
Trong điều kiện bộ đội ta phải chiến đấu liên tục, dài ngày, với vô vàn
những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, hy sinh... sẽ không tránh khỏi xuất
hiện tư tưởng tiêu cực, nhất là tư tưởng chủ quan, coi thường địch khi bộ đội
ta tác chiến gặp thuận lợi và tư tưởng hữu khuynh, bi quan, dao động, ngại
hy sinh, gian khổ, đánh giá cao về địch, thiếu lòng tin vào vũ khí trang bị,
vào cách đánh mới và thắng lợi cuối cùng của chiến dịch, trận chiến đấu khi
gặp khó khăn, tổn thất... Thực tiễn trong hai cuộc kháng chiến cho thấy,
trong quân đội ta đã có những thời điểm và chiến dịch lớn xuất hiện các tư
tưởng tiêu cực như: “ngại chiến đấu lâu dài”, “ngại khó, ngại khổ”, “muốn
đánh mau, thắng mau”, “chủ quan, khinh địch”, “hữu khuynh tiêu cực”...
Là Tổng Chỉ huy, Tổng Tư lệnh quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương,
với tư duy chính trị nhạy bén và sắc sảo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sớm
phát hiện ra những tư tưởng tiêu cực, kịp thời phân tích, chỉ ra các hình
thức biểu hiện và chỉ đạo, định hướng các đơn vị trong toàn quân cần hết sức
“đề phòng” và phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, khắc phục những tư
tưởng tiêu cực, không để ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của
mỗi tập thể và cá nhân. Theo Đại tướng, để góp phần đấu tranh, ngăn chặn,
khắc phục những tư tưởng tiêu cực xuất hiện trong bộ đội, công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Điển hình như tư tưởng “hữu khuynh tiêu cực” xuất hiện rõ rệt nhất ở
thời điểm cuối đợt tiến công thứ 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là “tư
tưởng thù địch, chống lại tư tưởng cách mạng của Đảng, ngăn cản quân đội
hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Trong quân đội, tư tưởng đó được biểu hiện
dưới nhiều hình thức: Một là, dao động, sợ khổ, sợ khó, sợ chết, sợ thương
vong, sợ tiêu hao mệt mỏi, thiếu tinh thần khắc phục khó khăn, tinh thần
tích cực tiêu diệt địch, tinh thần đấu tranh với những sai lầm của bản thân
và của đồng chí, đồng đội. Hai là, chủ quan khinh địch, chủ quan tự mãn,
quan liêu đại khái, biểu hiện trong việc chấp hành nhiệm vụ chiến đấu,
thiếu tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh, không tôn trọng và kiên trì
thực hiện mệnh lệnh cấp trên. Kết quả là không một nhiệm vụ nào thực hiện
được đầy đủ và đúng thời gian như trong mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Chiến dịch.
403