Page 421 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 421

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  hình, đã đề nghị chuyển sang đột phá Đông Khê, thực hiện chiến thuật “vận
                  động chiến” và mưu kế “đánh  điểm, diệt viện”.  Đại tướng và Bộ Chỉ huy

                  Chiến dịch đã huy động toàn bộ lực lượng pháo binh dự bị của Bộ Tổng Tư
                  lệnh và pháo binh trong biên chế của các đơn vị tham gia chiến dịch (gồm 90
                  khẩu pháo, cối, ĐKZ các loại). Chiến dịch đã sử dụng tập trung phần lớn

                  pháo binh cho trận mở đầu tiến công cứ điểm Đông Khê và giành thắng lợi
                  lớn, buộc địch phải tổ chức cứu viện và bị tiêu diệt gọn. Chiến dịch Biên giới
                  là chiến dịch đầu tiên phát huy vai trò sức mạnh hỏa lực pháo binh trong tác
                  chiến hiệp đồng quy mô lớn, giành thắng lợi trong cả đánh điểm và diệt viện.

                  Nhờ mưu kế hay, cách đánh giỏi nên ta đã đánh một mà được hai, toàn bộ hệ
                  thống phòng thủ đường số 4, vành đai khép chặt biên giới mà địch đã dày
                  công xây dựng bị phá vỡ. Vận dụng cách đánh hiệp đồng hiệu quả, bộ đội

                  pháo binh  đã chi viện hỏa lực cho bộ binh  đột phá và xung phong  đánh
                  chiếm mục tiêu, diệt địch trong công sự vững chắc ở Đông Khê. Bên cạnh đó,
                  pháo binh cũng đã chủ động hiệp đồng với bộ binh để chi viện hỏa lực kịp
                  thời đánh địch cứu viện, tạo điều kiện cho bộ binh ngăn chặn, tiêu diệt từng

                  bộ phận lực lượng quân  địch. Phát huy cách  đánh hiệp  đồng trong Chiến
                  dịch Biên giới, Bộ đội Pháo binh tiếp tục góp phần to lớn vào chiến thắng
                  Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952).

                      Đến Đông - Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, sự
                  chỉ đạo của Đại tướng đối với quá trình chuẩn bị và vận dụng cách đánh
                  của bộ đội pháo binh có những phát triển mới và đặc sắc. Trên cương vị Bí
                  thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch, Đại tướng đã quả cảm, quyết
                  đoán  đề nghị thay  đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng

                  nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Và  để chắc thắng, Chiến dịch  Điện
                  Biên Phủ đã lần đầu tiên sử dụng pháo xe kéo và là chiến dịch tập trung
                  pháo binh lớn nhất, ngay từ đầu ta đã tập trung 229 khẩu pháo các loại,

                  đến sát ngày nổ súng đã lên tới 258 khẩu chiếm tới hơn 80% tổng số pháo,
                  cối của toàn quân .
                                      1
                      Đại tướng đã chỉ đạo pháo binh bí mật kéo pháo vượt núi, băng rừng để bố
                  trí trận địa lên cao, vào gần, nhằm bắn chính xác vào các mục tiêu địch. Có

                  thể nói việc kéo pháo của bộ đội pháo binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là
                  _______________

                      1. Bộ Tư lệnh Pháo binh: Tổng kết tác chiến pháo binh (1950-1975), Sđd, tr. 45.

                                                                                                   419
   416   417   418   419   420   421   422   423   424   425   426