Page 424 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 424
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
khác nhau. Sự phát triển của pháo binh chủ lực và pháo binh địa phương là
nhân tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh tác chiến. Kết hợp chặt chẽ giữa
đánh độc lập và đánh hiệp đồng, bộ đội pháo binh đã góp phần lập những
chiến công trong các trận tiêu biểu như Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964), Vạn
Tường, Iađrăng (1965), Khe Sanh (1968), Quảng Trị (1972)... Đặc biệt, trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), lực lượng pháo binh
đã đồng loạt mở đòn tập kích hỏa lực mạnh mẽ vào mục tiêu quân sự trong
hầu hết các thành phố, thị xã lớn của địch và chi viện cho các lực lượng binh
chủng hợp thành tiến công giành thắng lợi to lớn. Bên cạnh nhiệm vụ chi
viện trực tiếp bộ binh tác chiến, pháo binh còn đánh độc lập rất sáng tạo để
kiềm chế sân bay, bến cảng, kho tàng, sở chỉ huy, khống chế đường giao
thông của địch, điển hình như tập kích các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa,
Đà Nẵng, kho Long Bình, căn cứ 241 (đường 9), tập kích Cồn Tiên - Dốc
Miếu (1967). Những vũ khí pháo binh mới được sử dụng để độc lập luồn sâu,
đánh hiểm hiệu quả như pháo phản lực vác vai ĐKB, A12 cũng chính là
những vũ khí được Binh chủng Pháo binh cải tiến, được Đại tướng cùng với
lãnh đạo Đảng và Nhà nước chứng kiến bắn thử nghiệm vào ngày 17/4/1966.
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhằm đáp ứng
yêu cầu tác chiến binh chủng quy mô lớn, tháng 10/1973, Đại tướng giao
nhiệm vụ cho Binh chủng Pháo binh: “Cần đẩy mạnh việc kiện toàn, củng cố
nâng cao sức mạnh chiến đấu cho các đơn vị pháo binh để kịp thời xây dựng
những quân đoàn binh chủng hợp thành dự bị của Bộ, sẽ tổ chức để các quân
đoàn có khả năng độc lập mở chiến dịch trên những hướng chiến lược” .
1
Trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Đại tướng đã cùng
Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tư lệnh chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu, giành
được thắng lợi to lớn, tạo ra một cục diện chiến tranh mới, đẩy địch vào thế
hỗn loạn về chiến lược và suy sụp nhanh chóng, tạo đà cho thắng lợi của
chiến dịch giải phóng Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng. Trong chiến
dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng ta dùng
pháo 130ly và pháo Đ74 độc lập tập kích hỏa lực khóa cửa biển Thuận An,
Tư Hiền, khống chế sân bay Đà Nẵng, chặn đường rút chạy của toàn bộ
_______________
1. Pháo binh nhân dân Việt Nam - Những chặng đường lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1982, t.1, tr. 370.
422