Page 429 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 429
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
phá giao thông, bộ đội công binh Khu 8 phối hợp với các lực lượng đã tiêu
diệt 742 tên địch, phá hủy 33 xe, đánh chìm 12 tàu thuyền, đánh sập 9 cầu
và bắn rơi 7 máy bay lên thẳng của địch .
1
Trong đội hình chiến đấu của các đơn vị binh chủng hợp thành, lực lượng
công binh của các sư đoàn 3, 5, 7, 9 đã làm nhiệm vụ mở cửa cho bộ binh
trong các trận đánh căn cứ địch, tổ chức các trận địa mìn đánh xe cơ giới và
phá hoại cầu cống trên các trục đường số 1, 3, 13,... để ngăn chặn địch hành
quân tăng viện. Nhiều trận phục kích đánh giao thông đã gây tiếng vang lớn
như trận Cần Đâm (Thủ Dầu Một), công binh Sư đoàn 9 đã tiến công 1 đoàn
xe quân sự, phá hủy 57 xe, diệt toàn bộ quân Mỹ trên xe và 2 tiểu đoàn quân
đội Sài Gòn.
Trong trận phá cầu Nước Mặn năm 1969, nhằm tiêu diệt lực lượng bảo
vệ cầu, kết hợp phá thế kìm kẹp của địch trong các ấp chiến lược thuộc hai
xã Phổ Thuận và Đức Lâm, Đại đội công binh 1, Trung đoàn bộ binh 2, Sư
đoàn 3 đã tổ chức phương án chiến đấu chia làm 6 bộ phận: Bộ phận thứ
nhất tập kích vào đầu cầu phía Bắc, bảo đảm cho tổ bộc phá đánh cầu; bộ
phận thứ 2 tập kích vào đầu cầu phía Nam; bộ phận thứ 3 dùng bộc phá phá
cầu; bộ phận thứ 4 dùng hỏa lực B40, B41 đánh vào lô cốt chính ở 2 đầu cầu,
kìm chế lực lượng và bắn máy bay địch; bộ phận thứ 5 dùng bộc phá để
phóng mìn vào trận địa pháo binh địch ở núi Chóp Vung; bộ phận thứ 6 có
nhiệm vụ cứu thương. Trận đánh đã diễn ra đúng kế hoạch và giành thắng
lợi. Kết quả, ta tiêu diệt 15 tên Mỹ và 20 tên cán bộ bình định; đánh sập 7 lô
cốt, 1 hầm ngầm và phá sập cầu Nước Mặn.
Hoạt động đánh phá giao thông, phục kích xe cơ giới của bộ đội công binh
trên chiến trường Nam Bộ đã gây cho địch nhiều thiệt hại và uy hiếp
nghiêm trọng đến các tuyến giao thông vận chuyển quan trọng của chúng.
Đồng thời, đây cũng là những đòn đánh vào âm mưu bình định trên quy mô
lớn, phá kế hoạch triển khai lực lượng của địch thời kỳ đầu khi quân viễn
chinh Mỹ được đưa vào miền Nam Việt Nam.
Khi đặt vấn đề công binh có tham gia trực tiếp chiến đấu không? và
chiến đấu như thế nào? Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ rõ: “Công binh phải
_______________
1. Xem Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công binh: Lịch sử Công binh Việt Nam (1945-2005),
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 274.
427