Page 432 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 432
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
nghìn hầm chữ A cho các sở chỉ huy, đội điều trị, xây dựng hàng chục trận
địa pháo, đã phá gỡ trên 1.000 quả bom mìn; trực tiếp đánh 72 trận phục
kích, tập kích, chốt chặn... diệt hơn 1.700 tên địch, phá hủy gần 300 xe các
loại, trong đó có 63 xe bọc thép .
1
Trong Chiến dịch Trị Thiên năm 1972
Đại đội công binh 4 - Trung đoàn công binh 229 là đơn vị tham gia trực
tiếp chiến đấu giữ Thành cổ Quảng Trị. Dưới mưa bom, bão đạn vô cùng ác
liệt, cán bộ và chiến sĩ Đại đội công binh 4 đã dũng cảm, ngoan cường bám
trụ, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch trên hướng Tri Bưu và Thạch
Hãn. Trong ngày 24 và 25/7/1972, địch tiến công mạnh, nhiều chiến sĩ hy
sinh, bị thương. Đồng chí Đặng Xuân Thiệu bị thương gãy tay, nhưng vẫn
không rời vị trí chiến đấu, đồng thời dùng chân ghì súng để tiếp tục chiến
đấu; chiến sĩ nuôi quân Nguyễn Văn Long dùng 4 loại vũ khí đánh bật 1
trung đội địch... Đại đội công binh 4 đã thực hiện được quyết tâm “còn người
thì còn chốt”, giữ được chốt cho đến ngày có lệnh rút quân khỏi Thành cổ sau
81 ngày đêm chiến đấu quyết liệt.
Trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972)
Bị thất bại trong Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ buộc phải
đưa quân Mỹ và quân đồng minh vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam,
đồng thời mở rộng hoạt động bằng không quân và hải quân leo thang đánh
phá miền Bắc. Trong 4 năm (1965-1968), đế quốc Mỹ đã ném xuống miền
Bắc trên 700.000 tấn bom đạn. Đây là một cuộc chiến tranh phá hoại bằng
bom mìn với quy mô lớn và phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất từ trước đến
nay. Hạn chế thương vong và tìm cách phá bom mìn địch là nhiệm vụ hàng
đầu của bộ đội công binh. Cuộc chiến đấu vừa đòi hỏi một lực lượng chuyên
môn có trình độ kỹ thuật và lòng mưu trí, dũng cảm cao, vừa phải có lực
lượng rộng rãi, sẵn sàng có mặt trên khắp các địa bàn.
Năm 1966, Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ thị số 124/TM-CT xác định: Công
binh chủ lực đảm nhiệm rà phá bom mìn ở những nơi mà lực lượng tại chỗ
không giải quyết được, nghiên cứu giải quyết trang bị, thường xuyên rút
kinh nghiệm cách rà phá bom mìn địch cho các binh chủng và các địa phương.
_______________
1. Xem Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công binh: Lịch sử Công binh Việt Nam (1945-2005),
Sđd, tr. 342.
430