Page 473 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 473
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Sau thất bại này, cùng với thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại ở Hà
Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc của Việt Nam cuối năm 1972,
không còn con đường nào khác, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Hiệp định Paris, 27/1/1973);
và đến ngày 21/2/1973, ký Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực
hiện hòa bình, hòa hợp dân tộc ở Lào. Sau Hiệp định Viêng Chăn, số lượng
chuyên gia quân sự và Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào được rút gọn để
phù hợp với tình hình thực tiễn. Dù quân số không đông, nhưng đội ngũ
chuyên gia quân sự và Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào vẫn tập trung
giúp cách mạng Lào những vấn đề cơ bản, then chốt nhất, và trong giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn có sự chỉ đạo sát
sao đối với các lực lượng quân sự Việt Nam giúp Lào, đặc biệt là trong đấu
tranh giành chính quyền bằng “Ba đòn chiến lược” và “Mũi đấu tranh pháp
lý”, tiến lên kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào, dẫn
tới sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2/12/1975.
Trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục có nhiều cống hiến đối với
cách mạng Lào. Đại tướng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo
Quân ủy Trung ương, Bộ Chỉ huy tối cao Lào để bàn bạc về phối hợp đoàn
kết liên minh chiến đấu giữa cách mạng hai nước; trực tiếp chỉ đạo Quân
tình nguyện, chuyên gia quân sự và các lực lượng quân sự Việt Nam giúp
Lào, qua đó giúp cách mạng Lào từng bước đánh thắng các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
3. Góp phần xây dựng, vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Lào thời kỳ mới
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc, nhưng cách mạng Việt
Nam và cách mạng Lào tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sự chống phá quyết
liệt của các thế lực thù địch. Trong bối cảnh đó, việc phát huy tình đoàn kết
chiến đấu giữa lực lượng vũ trang hai nước là hết sức quan trọng. Trên
cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ sau đó là Phó
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiều chủ
471