Page 477 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 477

TÂN VIệT CáCH MạNG ĐảNG

                                 Với SƯ NGHIỆP CáCH MạNG CủA
                                            ̣
                                   ĐạI TƯớNG Võ NGUYêN GIáP



                                                                                                      ∗
                                                                         PGS.TS. ĐINH TRẦN DƯƠNG
                      T    ân Việt Cách mạng Đảng được thành lập ngày 14/7/1925 tại Vinh


                           (Nghệ An) từ hai lực lượng: Một số tù chính trị cũ ở Trung Kỳ như

                  Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên..., một số giáo viên như Trần Mộng Bạch,
                  Trần Phú, Hà Huy Tập... và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư
                  phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai... Trong suốt quá trình
                  hoạt  động, Tân Việt Cách mạng  Đảng chú ý nhiều tới công tác giáo dục,

                  huấn luyện đảng viên theo hình mẫu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
                  niên. Đồng thời Tân Việt còn tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của
                  học sinh, tiểu thương và công nhân. Hoạt  động trong  điều kiện Hội Việt

                  Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh nên các đảng viên Đảng Tân
                  Việt chịu  ảnh hưởng từ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Tác phẩm  Đường
                  Kách mệnh được coi như kim chỉ nam của hội viên Đảng Tân Việt. Các hội
                  viên của Đảng Tân Việt đã có những đóng góp quan trọng trong việc vận
                  động, tổ chức phong trào đấu tranh yêu nước và truyền bá tư tưởng vô sản

                  của Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước, cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái
                  Quốc vào Việt Nam để tiến tới thành lập đảng tiên phong của giai cấp công
                  nhân vào đầu năm 1930, tạo bước ngoặt trọng đại đưa cuộc đấu tranh giành

                  độc lập của dân tộc tới thắng lợi sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị của
                  chủ nghĩa thực dân Pháp.

                  _______________

                      ∗ Nguyên Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
                  gia Hà Nội.

                                                                                                   475
   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482