Page 478 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 478
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp thi đỗ vào Quốc học Huế, lúc này các nhân
tố tích cực của Hội Phục Việt (tiền thân của Đảng Tân Việt như Võ Liêm
Sơn, Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn) đã được giao nhiệm vụ tiếp xúc
với những thanh thiếu niên đang ấp ủ tư tưởng cứu nước để phát triển hội
viên. Họ đã truyền cho Võ Nguyên Giáp những trang sách, báo bàn về thời
cuộc, rồi cùng nhau tranh luận sôi nổi về câu chuyện chính quyền thực dân
đưa nhà ái quốc Phan Bội Châu về giam lỏng ở Huế đang gây chấn động dư
luận. Anh rất hào hứng khi biết Nguyễn Chí Diểu chính là người bất chấp
nguy hiểm, tìm cách bảo vệ, giúp đỡ và đòi thả cụ Phan. Được sự dìu dắt của
các nhà hoạt động cách mạng đi trước, Võ Nguyên Giáp hăng say tìm hiểu
sách báo do Nguyễn Ái Quốc viết và biên tập như Le Paria, Việt Nam hồn và
Bản án chế độ thực dân Pháp; tham gia các buổi diễn thuyết của Phan Bội
Châu, háo hức trong lòng, càng suy nghĩ về con đường cách mạng của các
nhà cách mạng, như Tôn Dật Tiên, V.I. Lênin.
Ngày 24/3/1926, nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời. Cùng với đồng
bào cả nước, học sinh Quốc học Huế, nữ sinh Trường Đồng Khánh và nhiều
̀
trường khác tham gia lễ truy điệu cụ. Tấm lòng thanh thiếu niên, học sinh
Huế đối với nhà ái quốc Phan Châu Trinh một lần nữa làm chấn động giới
cầm quyền Pháp ở Đông Dương. Chúng tăng cường mật thám kiểm soát
trong nhà trường. Những học sinh hăng hái tham gia phong trào đều bị ghi
“sổ đen”, trong đó Nguyễn Chí Diểu bị chúng liệt vào hạng “kẻ cầm đầu học
sinh chống lại nhà trường”.
Mặc dù vậy, Võ Nguyên Giáp cùng các bạn học thân thiết như Nguyễn
Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều) vẫn hăng hái vận động, tổ chức Lễ
truy điệu và để tang nhà ái quốc. Việc mật thám truy sát phong trào yêu
nước đã làm cho không khí nhà trường nghẹt thở; “Ai nấy đều thấy một cái
gì đó sắp nổ ra”. Nhiều học sinh trong đó có Võ Nguyên Giáp như đã sẵn
sàng đối mặt với một cuộc bắt bớ, đuổi học.
Tháng 4/1927, bọn mật thám chọn thời điểm kỳ thi để loại một số học
sinh mà chúng cho là “hiếu động” ra khỏi trường. Việc Nguyễn Chí Diểu bị
đuổi học vô cớ đã gây phẫn nộ cho cả lớp “Đệ nhị niên A”. Võ Nguyên Giáp
đã cùng cả lớp kéo lên Hiệu trưởng nhà trường, rồi viết đơn lấy chữ ký yêu
cầu không được đuổi học anh Diểu. Việc “giải cứu” Nguyễn Chí Diểu bằng
“con đường hòa bình” không được đáp ứng. Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa
Văn và một số bạn bè thống nhất với nhau vận động học sinh Quốc học Huế
476